ĐHHH Bài Giảng Khai Thác Thông Tin VTĐ Hàng Hải GMDSS Nhiều Tác Giả, 79 Trang

background image

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI

KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TÀU BIỂN

BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÀI GIẢNG

KHAI THÁC THÔNG TIN VTĐ HÀNG HẢI

GMDSS

TÊN HỌC PHẦN : KHAI THÁC THÔNG TIN VTĐ HÀNG HẢI

- GMDSS -

MÃ HỌC PHẦN : VÔ TUYẾN ĐIỆN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

DÙNG CHO SV NGÀNH: ĐIỆN TỦ VIỄN THÔNG

HẢI PHÒNG - 2008

1

background image

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN GMDSS

1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN GMDSS.

Năm 1979 tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển , với
mục đích là lập ra và thống nhất một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển để đáp
ứng yêu cầu cấp thiết về vấn đề an toàn trên biển. Hội nghị cũng yêu cầu tổ chức hàng hải quốc tế IMO

2

background image

thiết lập một hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu, với những quy định bắt buộc về các thiết bị thông tin
liên lạc để giúp cho công việc tìm kiếm và cứu nạn trên biển đạt hiệu quả cao nhất.
Đến năm 1988 thì hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu đã được thông qua, gọi tắt là
GMDSS (Global maritime distress and safety system).
Đặc trưng của hệ thống GMDSS là hệ thống mang tính toàn cầu và tính tổ hợp. Đặc điểm chính của hệ
thống GMDSS như sau:

Phân chia vùng thông tin thưo cự ly hoạt động của tầu, từ đó xác định các loại thiết bị sẽ được lắp

đặt trên tầu cùng với tần số và phương thức thông tin thích hợp

Không sử dụng các tần số cấp cứu 500Khz bằng VTĐ báo và tần số 2182 Khz bằng VTĐ thoại để

báo động và gọi cấp cứu mà dùng kỹ thuật gọi chọn số DSC với những tần số thích hợp giành riêng cho báo
động và gọi cấp cứu.

Những thông tin ở cự ly xa sẽ được đảm bảo thông qua thiết bị thông tin vệ tinh và các thiết bị

hoạt động trên dải sóng ngắn HF.

việc trực canh cấp cứu và thu nhận các thông báo an toàn hàng hải và dự báo thời tiết bằng

phương thức tự động

Sử dụng kĩ thuật gọi chọn số DSC, in chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và vô tuyến điện thoại trong

thông tin liên lạc, bỏ không dùng VTĐ báo nên không nhất thiết phải sử dụng các sĩ quan chuyên nghiệp.

1.2 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG GMDSS.

Cấu trúc của hệ thống thông tin GMDSS gồm có hai hệ thống thông tin chính là: Hệ thống thông tin vệ tinh
và hệ thống thông tin mặt đất.

2.1.1.

Hệ thống thông tin vệ tinh

Hệ thống thông tin vệ tinh là một đặc trưng quan trọng trong hệ thống GMDSS. Hệ thống thông tin vệ tinh
trong hệ thống GMDSS gồm có: Thông tin qua hệ thống vệ tinh INMARSAT và thông tin qua hệ thống vệ
tinh COSPAS-SARSAT.
Hệ thống INMARSAT với các vệ tinh địa tĩnh hoạt động trên dải tần 1.5 Mhz và 1.6 Mhz(băng L), cung
cấp cho các tàu có lắp đặt trạm đài tầu vệ tinh một phương tiện báo động và gọi cấp cứu có khả năng thông
tin hai chiều bằng phương thức telex và vô tuyến điện thoại. Ngoài ra các vệ tinh INMARSAT còn được sử
dụng như phương tiện chính để thông báo các thông tin an toàn hàng hải MSI cho các vùng không được
phủ sóng bởi dịch vụ NAVTEX. Các vệ tinh trong hệ thống bao gồm bốn vệ tinh địa tĩnh hoạt động ở độ
cao 36.000 Km, bao phủ 4 vùng đại dương từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam. AOR-E, AOR-W, IOR VÀ
POR.

1.2.1.1.Các thiết bị thông tin trong hệ thống INMARSAT.

INMARSAT A: là hệ thống thông tin INMARSAT đầu tiên được đưa vào hoạt động thương mại từ

năm 1982, cung cấp các dịch vụ thoại, telex, fax, email và các dịch vụ truyền số liệu. . .
Các thế hệ mới của INMARSAT hiện nay nhỏ gọn hơn và dễ sử dụng hơn so với các thế hệ trước.

Hình 1.2a. Các vệ tinh địa tĩnh INMARSAT

3

background image

INMARSAT B: là thiết bị thông tin di động vệ tinh hiện đại sử dụng công nghệ số, kế tục sự phát triển

của INMARSAT A. INMARSAT B cung cấp các dịch vụ thông tin giống như các dịch vụ của INMARSAT
A.

INMARSAT C: là thiết bị thông tin di động vệ tinh ra đời năm 1993 cung cấp các dịch vụ truyền số

liệu và telex hai chiều với tốc độ 600bit/s. INMARSAT C đơn giản, giá thành rẻ với anten vô hướng, nhỏ,
nhẹ, toàn bộ thiết bị có thể xách tay hoặc gắn vào bất cứ tầu thuyền nào.

INMARSAT M: là sự phát triển tiếp theo của INMARSAT B nhưng có kích thước nhỏ nhẹ và giá

thành rẻ hơn. Các dịch vụ thông tin trong INMARSAT M chỉ có thoại, fax và truyền dữ liệu

INMARSAT E: là EPIRB vệ tinh hoạt động trên băng L qua hệ thống INMARSAT, được dùng như

một phương tiện báo động cứu động cứu nạn cho các tầu hoạt động nằm trong vùng bao phủ của vệ tinh
INMARSAT.

Máy thu gọi nhóm tăng cường EGC: là máy thu chuyên dụng để thu các thông tin an toàn và cứu nạn

hàng hải trong hệ thống vệ tinh INMARSAT. Nó được thiết kế đủ khả năng tự động trực canh liên tục trong
mạng SAFETYNET, phát trên hệ thống thông tin vệ tinh INMARSAT. Máy thu EGC được tích hợp trong
các trạm đài tầu INMARSAT A/B, INMARSAT C hoặc được thiết kế độc lập với anten thu riêng nhỏ, gọn.
1.2.1.2.Thiết bị thông tin trong hệ thống COSPAS – SARSAT.
Hệ thống COP là một hệ thống vệ tinh trợ giúp tìm kiếm và cứu nạn, được thiết lập để xác định vị trí của
thiết bị EPIRB trên tần số 121.5 Mhz hoặc 406 Mhz. Hệ thống cop được sử dụng để phục vụ cho tất cả các
tổ chức trên thế giới có trách nhiệm tìm kiếm và cứu nạn trên biển, trên không và trên đất liền.
Hiện nay có 3 loại beacon vệ tinh: ELP (emergency locator transmitter) dùng trong nghành hàng không,
EPIRB (emergency position indicating radio beacon) dùng trong nghành hàng hải và PLB (personal locator
beacon) dùng trên đất liền. Các beacon đó phát tín hiệu và các thiết bị thu của vệ tinh trong hệ thống cop
thu nhận và xử lí tín hiệu phù hợp. các tín hiệu đó được chuyển tiếp tới một trạm thu trên mặt đất LUT
(local user terminal) ở đó sẽ xử lý các tín hiệu để xác định vị trí của beacon. Sau đó, một báo động cấp cứu
có các số liệu về vị trí, số nhận dạng và các thông tin khác nhau cùng được gửi tới một trung tâm phối hợp
điều khiển MCC (Mission control centre) và trung tâm phối hợp cứu nạn RCC (recue co-ordination centre)
quốc gia, cũng như tới các MCC khác hoặc tới một tổ chức tìm kiếm và cứu nạn thích hợp để phối hợp
hành động.
Hệ thống cop ứng dụng hiệu ứng DOPPLER để xác định vị trí của beacon ở các tần số sóng mang 121.5
Mhz và 406.025 Mhz. Hệ thống cop thực hiện 2 dạng bao phủ mặt đất cho việc phát hiện và xác định vị trí
của beacon. Đó là dạng tức thời và dạng bao phủ toàn cầu. Cả hai loại 121.5 Mhz và 406.025 Mhz đều hoạt
đồng ở dạng tức thời, trong khi chỉ có loại 406.025 Mhz mới có thêm dạng bao phủ toàn cầu.

1.2.1.1.Các trạm vệ tinh mặt đất
Các trạm vệ tinh mặt đất bao gồm:

Các trạm đài tầu SESs (ship earth stations) bao gồm các trạm INMARSAT-A/B, INMARSAT C

hoặc M có chức năng gọi và báo động cấp cứu chiều từ tàu đến bờ và chức năng thông tin thông thường
trong vùng bao phủ của các vệ tinh INMARSAT.

Các trạm đài mặt đất LESs (land earth stations), trong mỗi vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT

có thể có nhiều trạm LES, các trạm LES này được nối mạng với thuê bao qua đường bưu điện quốc gia và

4

background image

quốc tế để thu nhận các bức điện thông thường , được phát từ tầu thông qua vệ tinh mà các trạm LES đó
nằm trong vùng bao phủ của các vệ tinh đó và chuyển các bức điện này tới các thuê bao và ngược lại. Đồng
thời các trạm LES này cũng được nối với các trung tâm phối hợp tìm kiếm và cứu nạn RCC, trong trường
hợp có các cuộc gọi cấp cứu từ tầu thông qua các kênh ưu tiên của vệ tinh, trạm LES sẽ nhận và chuyển
tiếp các bức điện tới trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn thích hợp

2.1.2. Hệ thống thông tin mặt đất.

Trong hệ thống thông tin mặt đất gồm các thiết bị chính sau đây:
1.2.1.1.Thiết bị gọi chọn số DSC.
Các thiết bị DSC có thể là các thiết bị độc lập hoặc được kết hợp với các thiết bị thoại trên các băng tần
HF/MF, VHF.
Thành phần cơ bản của một bức điện DSC gồm: nhận dạng của trạm đích, tự nhận dạng trạm phát và nội
dung bức điện bao gồm những thông tin ngắn gọn, cơ bản nhất để chỉ ra mục đích cuộc gọi.
1.2.1.1.Thiết bị thông thoại.
Các thiết bị thông tin thoại trong hệ thống GMDSS làm việc trên các dải sóng MF/HF và VHF ở các chế độ
J3E, H3E (cho tần số cấp cứu 2182 Khz) và G3E. Các thiết bị thông thoại này cũng được dùng để gọi cấp
cứu khẩn cấp và an toàn.
1.2.1.1.Bộ phát đáp radar tìm kiếm và cứu nạn –SART.
SART là phương tiện chính trong hệ thống GMDSS để xác định vị trí tầu bị nạn hoặc xuồng cứu sinh của
các tầu bị nạn đó. Theo công ước của SOLAS/88 sửa đổi, tất cả các tầu chạy trên biển đều phải trang bị
SART. Các thiết bị SART làm việc ở dải tần 9 Ghz (băng X) và sẽ tạo ra một chuỗi tín hiệu phản xạ khi có
sự kích hoạt của bất kỳ một tín hiệu của radar hàng hải hoặc hàng không hoạt động ở băng X nào.
1.2.1.1.EPIRB VHF DSC.

Đối với tầu hoạt động trong vùng biển A1, có thể sử dụng EPIRB gọi chọn số DSC trên kênh 70

VHF, phát đi tín hiệu báo động khi bị kích hoạt theo chu kì đã được qui định gồm 5 tín hiệu cấp cứu liên
tục phát đi trong giây thứ 230+10N (N là số của nhóm tín hiệu phát đi).

EPIRB DSC cho phép hiển thị luôn tính chất bị nạn giống như EPIRB đã phát đi. Ngoài ra EPIRB này còn
có bộ phản xạ radar hoạt động trên tần số 9 Ghz.
1.2.1.1.NAVTEX quốc tế.
Navtex quốc tế là một dịch vụ truyền chữ trực tiếp trên tần số 518 Khz , sử dụng kĩ thuật truyền chữ trực
tiếp băng hẹp NBDP và chế độ phát FEC, để truyền những thông tin an toàn hàng hải MSI bằng tiếng Anh
với phạm vi bao phủ sóng cách bờ khoảng 400 hải lý. Dịch vụ của navtex bao gồm dự báo về khí tượng và
thời tiết, các loại thông báo hàng hải, các thông tin về khẩn cấp và an toàn,... sẽ truyền tới tất cả các tầu
nằm trong vùng phủ sóng của Navtex.
1.2.1.1.Thiết bị NBDP.
Các thiết bị NBDP là một bộ phận cấu thành trong hệ thống GMDSS, để hỗ trợ trong thông tin cấp cứu
khẩn cấp và an toàn.
Các thiết bị NBDP hoạt động trên các dải sóng MF và HF, ở các chế độ ARQ,dùng để trao đổi thông tin
giữa 2 đài và chế độ FEC dùng để phát các thông tin có tính chất thông báo tới nhiều đài. Trên mỗi dải sóng
VTĐ hàng hải đều được thiết kế một tần số dành riêng cho cấp cứu khản cấp và an toàn bằng thiết bị
NBDP.

5

background image

CHƯƠNG 2.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ THÔNG TIN VTĐ

TRONG HỆ THỐNG GMDSS.

2.1. ĐỊNH NGHĨA CÁC VÙNG BIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU.

Căn cứ vào đặc điểm của các thiết bị trong hệ thống GMDSS và để phát huy được tính hiệu quả của hệ
thống, tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã chia các vùng biển và đại dương thành 4 vùng như sau:

6

background image

2.1.3. Vùng biển A1.

Là vùng nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm đài bờ VHF có dịch vụ gọi chọn số DSC.

Thông thường mỗi một trạm VHF có vùng phủ sóng với bán kính từ 25-30 hải lý.

2.1.4. Vùng biển A2.

Là vùng biển, trừ vùng A1, nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm đài bờ có dịch vụ gọi chọn

số DSC. Thông thường mỗi trạm MF có vùng phủ sóng với bán kính từ 150-200 hải lý.

2.1.5. Vùng biển A3.

Là vùng biển , trừ vùng A1 và A2, nằm trong vùng bao phủ của các vệ tinh địa tĩnh INMARSAT của

tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế. Vùng bao phủ của vệ tinh hàng hải từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam

.

2.1.6. Vùng biển A4.
Là vùng biển còn lại, trừ vùng A1, A2, A3. Về cơ bản đó là các vùng gần địa cực.

2.2. QUI ĐỊNH VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ THÔNG TIN TRÊN TẦU TRONG

HỆ THỐNG GMDSS.
2.2.1. Các trang thiết bị thông tin VTĐ trong hệ thống GMDSS trang bị cho tầu biển.

2.2.1.1.

Qui định chung cho tất cả các tầu hoạt động trên biển(không phụ thuộc vào vùng

biển mà tàu hoạt động)

Mỗi tầu hoạt động trên biển bắt buộc phải được trang bị các thiết bị sau đây trong hệ thống GMDSS

mà không phụ thuộc vào vùng biển mà tầu hoạt động:

Máy thu phát VHF:

+ Có khả năng thu phát và trực canh liên tục bằng DSC trên kênh 70.
+ Có các tần số của kênh thoại 156.8 Mhz (kênh 16), 156.650 Mhz (kênh thiết bị thu phát VHF thoại)

Thiết bị phản xạ radar (radar transponder) hoạt động trên tần số 9 Ghz phục vụ cho tìm kiếm và

cứu nạn.

Thiết bị thu nhận và xử lý thông tin an toàn hàng hải(MSI) – Máy thu Navtex, nếu tầu hoạt động

trong vùng biển có các dịch vụ Navtex quốc tế. Nếu tầu hoạt động ở các vùng biển không có các dịch vụ
Navtex quốc tế thì phải được trang bị một máy thu gọi nhóm tăng cường (EGC).

Phao định vị vô tuyến qua vệ tinh: Có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ tinh quĩ đạo cực

hoạt động trên tần số 406 Mhz, hoặc nếu tầu chỉ hoạt động ở vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT thì
EPIRB vệ tinh phải có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ tinh địa tĩnh INMARSAT hoạt động ở băng
L.

Các tầu khách phải được trang bị các thiết bị cho thông tin hiện trường: VHF – two – ưay phục

vụ cho mục đích tìm kiếm và cứu nạn trên tần số 121.5 Mhz và 123.1 Mhz

2.2.1.2.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1.

Tất cả các tàu khi hoạt động trong vùng biển A1, ngoài các trang thiết bị qui định chung được nêu ở

mục 2.2.1.1, còn phải bắt buộc trang bị một trong các thiết bị vô tuyến điện sau đây, có khả năng báo động
cấp cứu chiều từ tầu đến bờ.

VHF DSC EPIRB, hoặc

EPIRB vệ tinh hoạt động trên tần số 406 Mhz, hoặc thiết bị thu phát MF gọi chọn số DSC hoặc,

7

background image

Thiết bị thu phát HF gọi chọn số DSC hoặc,

Một trạm INMARSAT, hoặc

EPIRB INMARSAT hoạt động trên băng L

2.2.1.3.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1 và A2.

Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1 nhưng trong vùng biển A2, ngoài các trang thiết bị

qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị thêm:

Thiết bị MF, có thể thu phát tín hiệu cấp cứu bằng DSC trên tần số 2187.5 Khz và trên tần số

2182 Khz bằng thông tin vô tuyến điện thoại.

Máy thu trực canh DSC có khả năng duy trì liên tục việc trực canh trên tần số 2187.5 Khz

Một thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu tới bờ (ngoài thiết bị MF), có thể là EPIRB 406

Mhz, hoặc thiết bị HF/DSC, hoặc một trạm INMARSAT, hoặc EPIRB vệ tinh INMARSAT băng L.

Thiết bị thu phát cho mục đích thông tin thông thường bằng VTĐ thoại, hoặc truyền chữ trực tiếp

băng hẹp NBDP hoạt động ở dải tần số từ 1605 Khz – 4000 Khz hoặc ở dải tần số từ 4000 Khz – 27500
Khz, hoặc một trạm INMARSAT.
2.2.1.4.

Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1, A2 và A3.

Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1, A2 nhưng trong vùng biển A3, ngoài các trang thiết

bị qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị theo một trong hai cách lựa chọn sau:
A/ lựa chọn 1:

Trạm INMARSAT có khả năng:

+ Phát và thu những thông tin cấp cứu và an toàn bằng truyền chữ trực tiếp băng hẹp.
+ Nhận những cuộc gọi ưu tiên cấp cứu
+ Duy trì việc trực canh đối với những báo động cấp cứu chiều từ bờ tới tầu.
+ Phát và thu những thông tin thông thường bằng VTĐ thoại hoặc truyền chữ trực tiếp băng hẹp.

Một thiết bị MF có khả năng thu phát cấp cứu và an toàn trên tần số 2187.5 Khz băng DSC và tần

số 2182 Khz bằng VTĐ thoại.

Một máy thu trực canh có khả năng duy trì việc trực canh liên tục bằng DSC trên tần số 2187.5

Khz

Một thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu - bờ. Ngoài các thiết bị kể trên có thể là EPIRB

trên tần số 406Mhz, hoặc thiết bị HF/DSC, hoặc một trạm INMARSAT dự phòng, hoặc EPIRB vệ tinh
INMARSAT.
B/ lựa chọn 2:

Một thiết bị thu phát MF/HF cho mục đích thông tin cấp cứu và an toàn trên tất cả các tần số cấp

cứu và an toàn trong dải tần từ 1605 Khz – 4000 Khz và 4000Khz -27500Khz bằng các phương thức thông
tin DSC, thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp.

Một thiết bị có khả năng duy trì việc trực canh bằng DSC trên tần số 2187.5 Khz và 8414.5 Khz

và ít nhất một trong những tần số cấp cứu và an toàn DSC sau: 4207.5 Khz, 6312 Khz, 12577 Khz hoặc
16804.5Khz.

Thiết bị thu phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tầu - bờ.

8

background image

Thiết bị thu phát MF/HF có dải tần 1605 Khz – 4000 Khz và 4000Khz – 27500 Khz, phục vụ cho

các dịch vụ thông tin thông thường bằng phương thức thông tin thoại hoặc truyền chữ trực tiếp băng hẹp.
2.2.1.5.Trang thiết bị vô tuyến điện cho tầu chạy vùng biển A1, A2, A3 và A4.

Tất cả các tầu khi hoạt động ngoài vùng biển A1, A2 nhưng trong vùng biển A3, ngoài các trang thiết

bị qui định chung như ở mục 2.2.1.1, sẽ phải trang bị thêm các thiết bị sau:

Thiết bị thu phát MF/HF sử dụng cho mục đích an toàn và cứu nạn, có các phương thức thông tin

gọi chọn số DSC, thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp, làm việc trong dải tần 1605 Khz – 4000 Khz và
4000Khz – 27500 Khz.

Máy thu trực canh DSC trên tần số 2187.5 Khz, 8414.5 Khz và ít nhất một trong các tần số sau:

4207.5 Khz, 6312Khz, 12577Khz và 16804.5Khz.

Thiết bị EPIRB-406Mhz, thu phát tín hiệu cấp cứu chiều tầu-bờ.

Thiết bị thu phát thông tin thông thường, có dịch vụ thông tin VTĐ thoại và truyền chữ trực tiếp

băng hẹp.

2.2.2. Thời hạn áp dụng

Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS/74 sửa đổi 1988 đã có hiệu lực kể từ ngày

1/2/1992. Và hệ thống thông tin GMDSS đã được áp dụng từng phần trong thời gian chuyển tiếp, từ
1/2/1992 đến 1/2/1999.

2.3. QUI ĐỊNH VỀ NGUỒN CUNG CẤP CHO CÁC THIẾT BỊ VTĐ TRÊN TẦU.

Nguồn điện chính, nguồn điện sự cố và nguồn điện dự trữ của tầu được bố trí theo sơ đồ hình 2.1

Main

source

Emergency

Source

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí nguồn cung cấp cho các thiết bị

Thông tin VTĐ.

2.3.1. Nguồn điện chính của tầu:

Gồm ít nhất hai máy phát điện phải có khả năng cung cấp đủ điện năng cho tất cả các thiết bị điện và

VTĐ trên tàu.

2.3.2. Nguồn điện sự cố:

Trong trường hợp nguồn điện chính của tàu bị mất thì nguồn điện sự cố phải đủ cung cấp điện năng

cho các thiết bị VTĐ trong thời gian ít nhất 18giờ đối với tàu hàng và 36 giờ đối với tàu khách.

2.3.3. Nguồn điện dự trữ

Nguồn điện dự trữ ở đây là ắc qui hoặc pin. Trong trường hợp cả nguồn điện chính và nguồn điện sự

cố của tàu bị mất thì ắc quy hoặc pin sẽ là nguồn điện dự trữ cung cấp điện năng cho các thiết bị VTĐ thực
hiện các thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải.

9

AC-DC

Charger

Battery

Auto

Switch

Charger

Battery

Radio

Equipments

background image

2.4. QUI ĐỊNH VỀ TRỰC CANH.

Để đạt được mục đích là an toàn sinh mạng trên biển, đồng thời với việc qui định về các trang thiết bị

trên tầu, Tổ chức Liên minh viễn thông Quốc tế đã đưa ra những qui định về trực canh như sau:

2.4.1. Đối với đài duyên hải.

Đối với các đài duyên hải đảm nhận trách nhiệm trực canh trong hệ thống GMDS, sẽ phải duy trì việc

trực canh tự động bằng DSC trên các tần số cấp cứu và an toàn trong dải tần làm việc của đài duyên hải.
Việc trực canh này phải theo một chu kì nhất định trong giờ nghiệp vụ của mình. Tần số và giờ trực canh
của mỗi một đài được chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải.

2.4.2. Các đài vệ tinh mặt đất.

Các đài vệ tinh mặt đất đảm nhận trách nhiệm trực canh trong hệ thống GMDSS sẽ phải duy trì việc

trực canh tự động đối với các cuộc gọi chuyển tiếp báo động cấp cứu được phát bởi các vệ tinh

2.4.3. Các đài tầu.

Tất cả các tầu trong khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên các tần

số gọi cấp cứu và an toàn thích hợp trong các băng tần mà đài tầu đang khai thác. Các đài tầu đã được trang
bị các thiết bị VTĐ trong hệ thống GMDSS theo quy định, cũng phải duy trì việc trực canh trên các tần số
thích hợp để tự động nhận các thông báo khí tượng, thông báo hàng hải và các thông tin khẩn cấp khác.

2.4.4. Các đài tầu mặt đất.

Các đài tầu vệ tinh mặt đất phải có khả năng duy trì việc trực canh đối với các cuộc gọi chuyển tiếp

báo động cấp cứu chiều từ bờ tới tầu, trừ khi những thông tin đó thực hiện trên kênh làm việc.
a/ Mỗi tàu khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh liên tục trên:

VHF/DSC kênh 70, nếu tầu lắp đặt thiết bị radio VHF/DSC, có khả năng trực canh liên tục bằng

DSC trên kênh 70.

Tần số cấp cứu và an toàn DSC 2187.5Khz nếu tầu có lắp đặt thiết bị radio có khả năng duy trì

việc trực canh liên tục bằng DSC trên tần số 2187.5Khz kết hợp với thiết bị radio MF.

Tần số cấp cứu và an toàn DSC: 2187.5Khz, 8417.5Khz và trên ít nhất một trong các tần số cấp

cứu và an toàn DSC sau: 4207.5Khz, 6312Khz, 12577Khz hoặc 16804.5Khz, tuỳ theo thời gian và vị trí
thích hợp của tầu, nếu tầu được lắp đặt các thiết bị VTĐ có khả năng duy trì việc trực canh liên tục bằng
DSC trên các tần số kể trên và được kết hợp với một thiết bị VTĐ MF/HF. Việc trực canh nói trên cũng có
thể được thay thế bằng một máy thu trực canh quét tự động.

Đối với các báo động chuyển tiếp cấp cứu bằng vệ tinh chiều từ bờ -tầu, nếu tầu được trang bị

trạm đài tầu mặt đất INMARSAT.
B/ Mỗi một tầu trong khi hành trình trên biển sẽ phải duy trì việc trực canh VTĐ đối với các thông báo an
toàn hàng hải trên các tần số thích hợp, mà các thông báo này được phát tới các vùng biển mà tầu đang
hành trình.
C/ Cho đến ngày 1/2/1999 hoặc đến một ngày nào khác có thể được ấn định bởi Uỷ ban về an toàn hàng
hải, tất cả các tầu khi hành trình trên biển vẫn sẽ phải duy trì việc canh nghe liên tục trên kênh 16VHF và

trên tần số VTĐ thoại 2182Khz

.

2.5. HÔ HIỆU VÀ SỐ NHẬN DẠNG CỦA CÁC ĐÀI LÀM NGHIỆP VỤ THÔNG
TIN LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI.
2.5.1. Qui định chung.

10

background image

Tất cả mọi phát xạ trong nghiệp vụ thông tin VTĐ hàng hải đều phải được nhận dạng bằng tín hiệu

nhận dạng. Tín hiệu nhận dạng phải tuân thủ và phù hợp với các khuyến nghị của Uỷ ban tư vấn VTĐ quốc
tế (CCIR).

Tín hiệu nhận dạng có thể là một trong các dạng sau:
+ Tiếng nói: Sử dụng trong thoại điều biên;
+ Mã Morse quốc tế: Sử dụng trong morse A1A;
+ Mã điện báo phù hợp với các thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp
+ Các dạng khác do CCIR khuyến nghị

2.5.2. Hô hiệu(C/S) và số nhận dạng (ID) của các thiết bị thông tin mặt đất.

Hô hiệu của các đài tầu, các đài duyên hải và các đài làm nghiệp vụ lưu động hàng hải được cấu tạo

từ 26 chữ Latin và 10 chữ số tự nhiên từ 0 đến 9.

Số nhận dạng (ID) của các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải được cấu tạo từ 10 chữ số

tự nhiên từ 0 đến 9.

Trong nghiệp thông tin lưu động hàng hải có 4 loại số nhận dạng như sau:

số nhận dạng đài tầu

số nhận dạng của nhóm tầu

số nhận dạng của các đài duyên hải

số nhận dạng của nhóm đài duyên hải

số nhận dạng của các đài phát Navtex.

Mỗi một quốc gia được Tổng thư ký của tổ chức liên minh viễn thông quốc tế ấn định một số nhận

dạng hàng hải MID (Maritime Identification Digits). Mỗi một quốc gia được ấn định một MID duy nhất,
trừ khi số MID đó đã được sử dụng quá 80% thì tổng thư ký liên minh viễn thông quốc tế sẽ ấn định một
MID bổ sung.

Hô hiệu và số nhận dạng của các đài phải có cấu trúc sao cho không được nhầm lẫn với các tín hiệu

cấp cứu, khẩn cấp và an toàn hoặc các tín hiệu có bản chất tương tự.
A/ Hô hiệu của đài duyên hải.

Hô hiệu của đài duyên hải bao gồm 3 kí tự chính để chỉ tên đài là các chữ cái hoặc hỗn hợp chữ cái

và chữ số, trong đó:

Hai kí tự đầu là dãy hô hiệu do Tổ chức tư vấn VTĐ quốc tế (CCIR) ấn định riêng

cho mỗi một quốc gia.

Kí tự thứ ba là một trong các chữ cái Ả Rập từ A đến Z nằm trong dãy kí tự của quốc gia do

CCIR ấn định cho quốc gia.

Ngoài 3 ký tự chính kể trên, hô hiệu của các đài duyên hải còn có thể có thêm phần ký tự phụ gồm 2

chữ số từ 0 đến 9 nhưng chữ số ngay sau chữ cái không được dùng chữ số 0.
B/ Hô hiệu của đài tầu.

Hô hiệu của đài tầu gồm 4 kí tự chính là một nhóm chữ cái hoặc hỗn hợp chữ cái và số, trong đó:

Hai kí tự đầu tiên là dãy hô hiệu quốc tế do Tổ chức tư vấn VTĐ quốc tế CCIR ấn định cho mỗi

quốc gia:

Hai kí tự tiếp theo nằm trong dãy hô hiệu quốc gia do quốc gia đó ấn định riêng cho mỗi tầu, hai

kí tự này là các chữ cái, không dùng các chữ số.

11

background image

Ngoài 4 kí tự chính hô hiệu của tầu còn có thể có thêm phần phụ là các chữ số từ 1 đến 9.

C/ Nhận dạng của đài phát thoại

Nhận dạng của đài phát thoại được qui định dùng tên địa danh nơi đặt đài phát kèm theo chữ “Radio”

để nhận dạng đài phát thoại.
Ví dụ: HAIPHONG Radio

Đối với các đài tầu di động, dùng tên của đài di động để nhận dạng các đài phát thoại đó.

D/ Nhận dạng của đài Radio Telex.

Nhận dạng của đài Radio Telex. được cấu tạo từ các số tự nhiên từ 0 đến 9, gồm 4 chữ số đối với đài

bờ và 5 chữ số đối với đài tầu.
Ví dụ:

Số gọi chọn của đài Radio telex Singapore là 4620
Ngoài số gọi chọn kể trên, các đài Radio telex còn có số Answerback code dùng để tự xưng trong các

cuộc thông tin radio telex.
E/ Nhận dạng của đài phát DSC.

Số nhận dạng của các đài có nghiệp vụ lưu động hàng hải (MMSI) gồm 9 chữ số tự nhiên từ 0 tới 9,

được cấu tạo như sau:

Đối với đài bờ: 00MIDXXXX

Trong đó: 00: để chỉ đài duyên hải

MID: số nhận dạng hàng hải quốc gia

XXXX: 4 chữ số tự nhiên để chỉ số nhận dạng của đài duyên hải.

Ví dụ: Đài HaiPhòng radio có số nhận dạng MMSI là 005741997
Trong đó: 00: chỉ đài duyên hải

574: số nhận dạng hàng hải của Việt Nam

1997: số nhận dạng của đài duyên hải Hải Phòng.

Đối với đài tầu: MIDXXXXXX

Trong đó:
MID là số nhận dạng hàng hải quốc gia
XXXXXX: 6 chữ số tự nhiên để chỉ số nhận dạng của đài tầu.

Ví dụ: Tầu Brazil Victoria có số nhận dạng là 636005973, trong đó 636 là số nhận dạng hàng hải quốc gia
của Liberia, 005973 là số nhận dạng riêng của tầu Brazil Victoria.

Đối với nhóm tầu: 0MIDXXXXX

Trong đó:Nhóm chữ số “0” đầu tiên để chỉ nhóm tầu

MID: là số nhận dạng hàng hải quốc gia
XXXXX: là 5 chữ số tự nhiên từ 0 đến 9 để chỉ số nhận dạng của nhóm tầu.

F/ Nhận dạng của đài phát Navtex.

Trong hệ thống Navtex quốc tế, các vùng biển trên thế giới được chia thành 16 vùng được đánh số từ

I đến XVI. Số trạm phát các dịch vụ Navtex quốc tế trong một vùng không quá 24 trạm, số nhận dạng của
mỗi một trạm trong một vùng là một chữ cái theo thứ tự từ A đến Z. Chữ cái thứ 2 tiếp sau đó để chỉ loại
bức điện và 2 chữ số tiếp theo để chỉ số bức điện Navtex đó.
Ví dụ:

Một bản điện Navtex có dạng như sau:

ZCZC X

1

X

2

X

3

X

4

12

background image

............. (nội dung bức điện)
NNNN.
Trong đó:

ZCZC: mã bắt đầu bức điện NBDP
X

1

: số nhận dạng của đài phát kí hiệu từ A đến Z.

X

2

: bằng một chữ cái để chỉ loại bức điện ký hiệu từ A đến Z.

X

3

X

4

: là 2 chữ số tự nhiên để chỉ số bức điện.

2.5.3. Số nhận dạng của các thiết bị thông tin vệ tinh.

Số nhận dạng của các thiết bị thông tin vệ tinh cũng phải tuân thủ theo các qui định của Uỷ ban tư

vấn VTĐ quốc tế (CCIR).
A/ Số nhận dạng của các đài tầu vệ tinh mặt đất (SES).

Số nhận dạng của các đài tầu vệ tinh mặt đất (INMARSAT) giống như một số thuê bao dùng

để gọi từ một đài vệ tinh mặt đất hoặc từ một thuê bao khác thông qua một trạm vệ tinh mặt đất. Chức năng
của nó giống như một số điện thoại hoặc một số fax. Cấu trúc số nhận dạng của các đài tầu vệ tinh mặt đất
như sau:
+ với INMARSAT A:

Gồm một nhóm 7 chữ số octal có dạng TMIDXXX.
Trong đó: T=1 để chỉ trạm INMARSAT A

MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định.
XXX là 3 chữ số được ấn định riêng cho mỗi trạm

+ với INMARSAT B:

Gồm một nhóm 9 chữ số Decimal có dạng TMIDXXXYZ.

Trong đó: T=3 để chỉ trạm INMARSAT B

MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định.
XXX là 3 chữ số giữa 000 và 999 để nhận dạng một đài tầu vệ tinh,
XY là 2 chữ số giữa 10 và 99 dùng để nhận dạng một đài tầu vệ tinh
MES trên tầu (Y không được dùng chữ số 0)

+ với INMARSAT C:

Gồm 9 chữ số decimal có dạng TMIDXXXYZ.
Trong đó: T=4 để chỉ trạm INMARSAT C

MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định.
XXX là 3 chữ số giữa 000 và 999 để nhận dạng một đài tầu vệ tinh,
YZ là 2 chữ số giữa 10 và 99 dùng để nhận dạng đài MES trên tầu.

+ với INMARSAT M:

Gồm 9 chữ số decimal có dạng TMIDXXXYZ.
Trong đó: T=6 để chỉ trạm INMARSAT M

MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định.
XXX là 3 chữ số giữa 000 và 999 để nhận dạng một đài tầu vệ tinh,
YZ là 2 chữ số giữa 10 và 99 dùng để nhận dạng đài MES trên tầu.

+ với INMARSAT mini M:

Gồm 9 chữ số decimal có dạng TMIDXXXYZ.
Trong đó: T= 7để chỉ trạm INMARSAT mini M.

13

background image

MID là 3 chữ số nhận dạng quốc gia do Tổ chức INMARSAT quốc tế ấn định.
XXX là 3 chữ số giữa 000 và 999 để nhận dạng một đài tầu vệ tinh,
YZ là 2 chữ số giữa 10 và 99 dùng để nhận dạng đài MES trên tầu.

B/ Số nhận dạng của các trạm vệ tinh mặt đất (SES).

Số nhận dạng của các trạm vệ tinh mặt đất là một nhóm gồm 3 chữ số, trong đó:

Chữ số thứ nhất để chỉ tên vệ tinh:

Chữ số 0 để chỉ vệ tinh AOR-W
Chữ số 1 để chỉ vệ tinh AOR-W
Chữ số 2 để chỉ vệ tinh POR
Chữ số 3 để chỉ vệ tinh IOR.

Hai chữ số tiếp theo để chỉ số nhận dạng của riêng mỗi trạm trong một vùng vệ tinh.

2.6. QUI TRÌNH VỀ BẢO DƯỠNG VÀ CHỨNG CHỈ KHAI THÁC VIÊN TRÊN
TẦU TRONG HỆ THỐNG GMDSS.
2.6.1. Qui trình về bảo dưỡng các thiết bị thông tin VTĐ trên tầu.

Vấn đề bảo dưỡng các thiết bị thông tin VTĐ trên tầu được qui định rõ trong điều 15 chương 4 như sau:

Các thiết bị phải được thiết kế theo dạng Modul để có thể dễ dàng thay thế và không được điều

chỉnh hoặc chuẩn lại.

Với các tầu áp dụng hệ thống GMDSS các thiết bị phải được cấu trúc và lắp đặt sao cho rõ ràng,

thuận tiện cho việc thanh tra,kiểm tra và bảo dưỡng trên tầu

Những chức năng thông tin của các thiết bị được lắp đặt trên tầu phải được thoả mãn và duy trì

khả năng làm việc của các thiết bị.

2.6.2. Các phương pháp đảm bảo tính sẵn sàng của thiết bị thông tin VTĐ.

Theo qui định trong điều 15 chương 4 của SOLAS sửa đổi 1988, có ba phương pháp để đảm bảo tính

sẵn sàng của các thiết bị thông tin, như sau:

1.

Trang thiết bị kép các thiết bị

2.

Bảo dưỡng bờ và

3.

Bảo dưỡng trên tầu

2.6.3. Qui dịnh về chứng chỉ khai thác viên trên tầu trong hệ thống GMDSS.

2.6.3.1.Qui định chung.

Trong trường hợp không có một khai thác viên chính thức, các nhiệm vụ của khai thác viên chỉ giới

hạn trong một số nội dung sau:

Gọi cấp cứu, chuyển bức điện cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.

Phát các bức điện liên quan trực tiếp tới an toàn sinh mạng trên biển

Các bức điện khẩn liên quan đến sự di chuyển của tầu.

Đối với các đài tầu hoặc các đài di động mặt đất áp dụng hệ thống GMDSS có 4

loại chứng chỉ khai thác viên như sau:

The first - class radio electronic certificate

14

background image

The second - class radio electronic certificate

The general operator’s certificate

The restricted operator’s certificate

Mỗi một khai thác viên trước khi được cấp những chứng chỉ trên đây, phải có một trình độ nhất định

về lý thuyết và thực tế khai thác đối với hệ thống thông tin GMDSS theo qui định.
2.6.3.2.

Điều kiện để cấp các chứng chỉ khai thác viên VTĐ.

The first-class radio electronic certificate
Những người được cấp chứng chỉ “The first-class radio electronic certificate” phải có kiến thức

chuyên nghiệp như sau:

1.

Có kiến thức nguyên lý vế nguồn điện năng và kiến thức lý thuyết về VTĐ và điện tử đủ để đáp ứng

những yêu cầu 2, 3, 4 dưới đây.

2.

Có kiến thức lý thuyết về các thiết bị thông tin VTĐ trong hệ thống GMDSS, bao gồm các thiết bị

thu và phát NBDP, radio telephone, thiết bị DSC, EPIRBs, MES, hệ thống anten hàng hải, thiết bị VTĐ cho
phao bè, cùng với tất cả các thiết bị dự phòng bao gồm nguồn cung cấp, cũng như những kiến thức chung
về nguyên lý của các thiết bị VTĐ hàng hải với những qui tắc riêng biệt để bảo dưỡng các thiết bị đó.

3.

Có kiến thức thực tế về khai thác và bảo dưỡng những thiết bị kể trên.

4.

Có kiến thức thực tế cần thiết để xác định và sửa chữa có hiệu quả các thiết bị kể trên khi các thiết

bị đó hư hỏng trên biển

5.

Có khả năng phát và thu chính xác bằng thoại và telex

6.

Có kiến thức chi tiết về những qui tắc áp dụng trong thông tin VTĐ, những tài liệu liên quan đến

cước phí trong thông tin VTĐ và nắm những điều khoản của Hội nghị quốc tế về an toàn sinh mạng trên
biển liên quan đến thông tin VTĐ.

7.

Có khả năng nói và viết thành thạo một trong những ngôn ngữ của tổ chức Liên minh viễn thông

quốc tế

The second-class radio electronic certificate

2.7. GIẤY PHÉP VÀ VIỆC KIỂM TRA GIÁM ĐỊNH TRÊN TẦU.
2.7.1. Giấy phép VTĐ đài tầu

Nội dung của giấy phép VTĐ đài tầu bao gồm:

Tên tầu

Hô hiệu, số nhận dạng (ID) hay các số hiệu nhận biết khác

Tên chủ tầu

Các loại thiết bị phát

Công suất phát xạ

Chế độ phát xạ

Dải tần số làm việc

Các tần số ấn định khác

2.7.2. Kiểm tra, giám định VTĐ trên tầu.

Theo qui định thì tất cả các thiết bị thông tin VTĐ trên tầu đều phải được giám định, kiểm tra định kì

bởi các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo rằng các đài tầu đã thoả mãn và phù hợp với các công ước, các

15

background image

qui định hiện hành. Chủ tầu và những người có trách nhiệm trên tầu phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện
để việc kiểm tra, giám định này được tiến hành thuận lợi.

Khi các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại tiến hành việc thanh tra, kiểm tra đài tầu, thuyền

trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu phải trình báo những chứng chỉ VTĐ có liên quan đến đài tầu
cũng như những chứng chỉ của sỹ quan VTĐ.

2.8.

CHỨC TRÁCH CỦA SỸ QUAN VTĐ TRÊN TẦU.

Sỹ quan VTĐ trên tầu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu.

Người có thẩm quyền đó sẽ yêu cầu sĩ quan VTĐ phải tuân thủ theo các qui định, thể lệ thông tin VTĐ
quốc tế.

Sỹ quan VTĐ sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng thông tin trên tầu.

CHƯƠNG 3.

NGHIỆP VỤ THÔNG TIN

CẤP CỨU, KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN

3.1. CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU, KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN.

Chỉ áp dụng đối với các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải hoặc hàng không.

3.1.1. Các trường hợp cấp cứu.

Một đài tàu hoặc một đài tầu mặt đất là các đài lưu động được gọi là đang trong tình trạng cấp cứu

khi đài tầu hoặc đài tầu mặt đất đó; hoặc một hoặc nhiều người trên các tầu đó đang hoặc sẽ gặp nguy hiểm
cần sự trợ giúp ngay lập tức.

16

background image

Các cuộc gọi cấp cứu được bắt đầu bằng tín hiệu báo động cấp cứu
Các bức điện cấp cứu được bắt đầu bằng tín hiệu báo động cấp cứu “MAY DAY”

3.1.2. Các trường hợp khẩn cấp.

Một đài tàu hoặc một đài tầu mặt đất là các đài lưu động được gọi là đang trong tình trạng khẩn cấp

khi đài tầu hoặc đài tầu mặt đất đó; hoặc một hoặc nhiều người trên các tầu đó đang hoặc sẽ gặp nguy hiểm
cần sự trợ giúp.

Các cuộc gọi khẩn cấp được bắt đầu bằng tín hiệu báo động khẩn cấp
Các bức điện khẩn cấp được bắt đầu bằng tín hiệu khẩn cấp “PAN PAN”

3.1.3. Các trường hợp gọi an toàn.

Các cuộc gọi an toàn được thực hiện bởi các đài lưu động, các đài duyên hải hoặc các đài bờ làm

nghiệp vụ lưu động hàng hải để phát đi các thông báo hoặc các bản tin mà các đài đó nhạn thấy rằng chúng
cần thiết cho vấn đề an toàn hàng hành của các đài lưu động khác.

Các bức điện an toàn được bắt đầu bằng tín hiệu an toàn “SECURITY”

3.2.

QUI ĐỊNH CHUNG VỀ CẤP CỨU KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN.

3.2.1. Những qui định chung.

Những thông tin cấp cứu sẽ được ưu tiên tuyệt đối trên tất cả các loại thông tin khác. Tất cả các

đài khi nghe được một cuộc gọi cấp cứu hoặc thông tin cấp cứu hoặc những thông tin liên quan đến cấp
cứu, phải ngay lập tức ngừng mọi phát xạ gây can nhiễu hoặc có thể gây can nhiễu tới cuộc gọi hoặc các
thông tin cấp cứu và phát điện cấp cứu.

Các cuộc gọi cấp cứu và điện cấp cứu chỉ được phát đi khi có lệnh của thuyền trưởng hoặc người

có trách nhiệm trên tầu.

Các đài dịch vụ di động mặt đất trong khu vực dân cư thưa thớt hoặc hoạt động trong khu vực

hạn chế, cho mục đích cấp cứu và an toàn sẽ dùng các tần số được qui định trong hệ thống GMDSS.

Những thủ tục về cấp cứu, khẩn cấp và an toàn được trình bày trong chương này là bắt buộc đối

với trạm dịch vụ di động mặt đất dùng các tần số được qui định trong hệ thống GMDSS cho mục đích
thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.

Không có bất kì một điều khoản nào ngăn cấm các đài di động hoặc các đài vệ tinh di động mặt

đất trong khi bị nạn, dùng bất cứ phương tiện gì để báo vị trí, gây sự chú ý và đạt được mục đích cứu trợ.

Không có bất kì một điều khoản nào ngăn cấm các đài tầu, đài máy bay, các đài duyên hải hoặc

các đài vệ tinh mặt đất dùng bất kỳ một phương tiện nào để tiến hành việc tìm kiếm cứu trợ một đài di động
hoặc một đài di động mặt đất khác đang trong tình trạng bị nạn.

Các trạm đài tầu vệ tinh mặt đất có thể được chỉ định để thực hiện các mục đích thông tin cấp

cứu và an toàn với một đài khác trên các băng tần dùng cho nghiệp vụ di động vệ tinh hàng hải trong những
hoàn cảnh đặc biệt mặc dù các phương pháp làm việc đã quy định trong các điều khoản của Tổ chức liên
minh viễn thông quốc tế.

Khi phát điện cấp cứu, khẩn cấp hoặc an toàn bằng VTĐ thoại phải phát âm chậm rãi, rõ ràng.

Trong trường hợp khó khăn về ngôn ngữ, có nghiệp vụ và bảng phiên âm quốc tế.

Các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn có thể được phát trên các băng tần MH/HF và VHF

của các thiết bị DSC, thoại SSB, NBDP hoặc các thiết bị thông tin vệ tinh trên các kênh(tần số) chung quốc
tế với mức ưu tiên cao nhất.

17

background image

Các đài làm nghiệp vụ di động hàng hải có thể thông tin với các đài máy bay cho mục đích an

toàn nhưng phải sử dụng tần số thích hợp cho nghiệp vụ này và phải tuân theo các thủ tục qui định.

Các đài máy bay khi thông tin với các đài lưu động hàng hải cho mục đích cấp cứu và an toàn,

phải tuân theo các qui định của quốc gia hoặc quốc tế và các qui định trong hệ thống GMDSS. Các đài đó
phải có khả năng thu, phát ở chế độ J3E và H3E trên các tần số 2182 Khz và 4125Khz; có khả năng thu,
phát ở chế độ G3E trên các tần số 156.8Mhz (kênh 16) và 156.3Mhz (kênh 6).

3.2.2. Các tần số trong thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn.

3.2.2.1.Các tần số cho cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng DSC.

Dải tần MF/HF: Các tần số 2187.5Khz, 4207.5Khz, 8414.5Khz, 12577Khz và 16804.5Khz được

qui định chỉ giành riêng cho việc gọi cấp cứu và an toàn bằng DSC của các đài làm nghiệp vụ di động hàng
hải. Các tần số này không được phép dùng cho các mục đích khác.

Dải tần VHF: Tần số 156.525 Mhz(kênh 70) là tần số dùng cho các đài làm nghiệp vụ di động

hàng hải để gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng DSC.
3.2.2.2.Các tần số cho cấp cứu khẩn cấp và an toàn bằng VTĐ thoại trong hệ thống thông tin mặt đất

Dải tần MF/HF: Các tần số 2182 khz, 4125 khz, 6312 khz, 12577khz và 16804.5 khz được dùng

để thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng VTĐ thoại ở chế độ J3E hoặc H3E. Trong trường hợp trên
đó không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn thì các tần số này có thể được dùng
để gọi và bắt liên lạc cho thông tin thông thường bằng VTĐ thoại, nhưng thời gian gọi và công suất của
máy phát phải được hạn chế ở mức nhỏ cần thiết.

Dải tần VHF:

+ Tần số 156.8Mhz (kênh 16) được dùng cho thông tin thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng VTĐ
thoại. Trong trường hợp trên đó không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn thì các
tần số này có thể được dùng để gọi và bắt liên lạc cho thông tin thông thường bằng VTĐ thoại, nhưng
không được kéo dài quá một phút
+ Tần số 156.3Mhz (kênh 6) có thể được dùng cho hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn giữa các đài
tầu và đài máy bay. Tần số này cũng có thể được dùng cho mục đích thông tin an toàn giữa các đài máy bay
và đài tầu.
+ Tần số 121.5Mhz trong băng tần 117.975 Mhz đến 136 Mhz dùng cho mục đích cấp cứu và khẩn cấp
trong nghiệp vụ di động hàng không bằng VTĐ thoại.
3.2.2.3.Các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng phương thức thông tin NBDP

Tần số 490 khz là tần số quốc gia giành riêng cho các đài duyên hải phát các thông báo khí

tượng, thông báo hàng hải và các thông tin an toàn cho các tầu bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp.

Tần số 518 khz là tần số của hệ thống Navtex dành riêng cho các đài duyên hải phát các thông

báo khí tượng, thông báo hàng hải bà các thông tin khẩn cấp cho các tầu bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp
băng hẹp.

Các tần số2174.5 khz, 4177.5 khz, 6268 khz, 8376.5 khz, 12520 khz và 16695 khz là tần số dành

riêng cho các thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp. Các tần số
này không được phép sử dụng cho các mục đích thông tin khác.

18

background image

Các tần số 4210 khz, 6314 khz, 8416.5 khz, 16804.5 khz, 19680.5 khz, 22376 khz và 26100.5

khz là các tần số dành riêng cho các đài duyên hải phát các thông tin an toàn hàng hải bằng thiết bị truyền
chữ trực tiếp băng hẹp.
3.2.2.4.Các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trong hệ thống thông tin vệ tinh.

Các tần số 406-406.1 Mhz là tần số dành riêng cho các phao định vị VTĐ bằng vệ tinh trong hệ thống

COSPAS-SARSAT.

Băng tần 1544-1545 Mhz được dùng cho các hoạt động cấp cứu, khẩn cấp và an toàn chiều từ vệ

tinh xuống các trạm mặt đất, bao gồm:

Phát chuyển tiếp các tín hiệu định vị vô tuyến vệ tinh xuống các trạm mặt đất.

Phát chuyển tiếp đường tín hiệu băng hẹp từ vệ tinh xuống các trạm di động

Băng tần 1626.5-1645.5Mhz được dùng cho các mục đích cấp cứu và an toàn chiều từ mặt đất tới vệ

tinh trong nghiệp vụ di động hàng hải.

Băng tần 1645.5-1646.5Mhz được dùng cho các cấp cứu, khẩn cấp và an toàn chiều từ mặt đất tới vệ

tinh, bao gồm:

Việc phát từ các EPIRB vệ tinh

Phát chuyển tiếp các loan báo bấp cứu từ các vệ tinh tầm thấp quĩ đạo cực tới các trạm mặt đất

3.2.2.5.Tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn sử dụng trên các xuồng cứu sinh.

Các thiết bị VTĐ thoại dùng trên xuồng cứu sinh phải có khả năng thu và phát trên tần số 156.8

Mhz trong băng tần từ 156-174 Mhz và phải có thêm ít nhất một tần số khác trong băng tần này

Thiết bị phát tín hiệu định vị trên xuồng cứu sinh phải có khả năng hoạt động trên băng tần số

9200-9500 Mhz.

Thiết bị gọi chọn số DSC trên xuồng cứu sinh hoạt động trên các băng tần số:

+ Từ 1605-2850 khz thì phải có khả năng phát trên tần số 2187.5 khz
+ Từ 4000-27500 khz thì phải có khả năng phát trên tần số 8414.5 khz
+ Từ 156-174 Mhz thì phải có khả năng phát trên tần số 156.525 khz

Bảng 3.1 trình bày các tần số dùng trong cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trong thông tin lưu động hàng

hải của các thiết bị thông tin mặt đất.

Dải tần(khz)

DSC(khz)

Thoại (khz)

NBDP (khz)

Ghi chú

410-535

490
518

Navtex quốc gia
Navtex quốc tế

1605-4000

2187.5

2182

2174.5

4000-27500

4207.5

6312

8414.5

12577

4125

6215
8291

12290

4177.5
4209.5
4210

6268
8376.5
8416.5
12520

Đài bờ phát navtex
Đài bờ phát thông báo an toàn

19

background image

16804.5

16420

12579
16695
16806.5
19680.5
22376
26100.5

156-174mhz

156.525mhz
kênh 70

156.650mhz
(kênh 13)
156.8mhz
(kênh 16)

Cho hoạt động tìm kiếm và cứu nạn

Bảng 3.1: Câc tần số dùng trong cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trong thông tin lưu động hàng hải của các

thiết bị thông tin mặt đất.

3.2.2.6.Bảo vệ và chống can nhiễu các tần số cấp cứu, khản cấp và an toàn.

Ngoại trừ những điều khoản qui định về việc sử dụng các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn, ngoài

ra nghiêm cấm bất kì việc phát nào gây ra can nhiễu hoặc có thể gây can nhiễu tới các thông tin cấp cứu,
thông báo cấp cứu, báo động cấp cứu, khẩn cấp hoặc an toàn trên các tần số: 500 khz, 2174.5 khz, 2182
khz, 2187.5khz, 4125 khz, 4207.5 khz, 6215 khz, 6312 khz, 8291 khz, 8376.5 khz, 8414.5 khz, 12290 khz,
12520 khz, 12577 khz, 16420 khz, 16695 khz, 16804.5 khz, 121.5 Mhz, 156.525 Mhz, 156.8 Mhz, hoặc tần
số trong băng tần 406-406.1 Mhz, 1544-1545 mhz và 1645.5-1646.5 Mhz.

Trước khi phát các thông tin liên quan đến mục đích cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trên các tần số cấp

cứu, khẩn cấp và an toàn như nói ở mục 3.2.2. phải lắng nghe để chắc chắn rằng trên tần số đó không có
các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn hoặc các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn
đang được tiến hành.

Nghiêm cấm tất cả các cuộc phát xạ ở bất kì tần số nào trong dải tần số từ 2173.5-2190.5 khz, trừ các

tần số 2182 khz, 2174.5 khz, 2177 khz, 2187.5 khz, 2189.5 khz mà đã có những qui định riêng về việc sử
dụng các tần số đó.

Nghiêm cấm tất cả các cuộc phát xạ ở bất kì tần số nào trong dải tần số từ 156.7625- 156.8375 Mhz,

trừ tần số 156.8 Mhz mà có thể gây can nhiễu tới các đài làm nghiệp vụ thông tin di động hàng hải làm việc
trên tần số 156.8 Mhz.

3.3. TRỰC CANH THÔNG TIN CẤP CỨU, KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN.
3.3.1. Trực canh chu kì im lặng đối với tần số cấp cứu thoại 2182 Khz.

Tất cả các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải đều phải thực hiện việc trực canh các chu kì

im lặng của tần số cấp cứu thoại 2182 Khz trong giờ nghiệp vụ của mình, từ phút 00 đến phút thứ 03 và từ
phút thứ 30 đến phút thứ 33 của mỗi giờ trong ngày từ 00 giờ đến 24 giờ UTC. Do đó nghiêm cấm tất cả
mọi phát xạ trên tần số 2182 Khz trong các chu kì im lặng nói trên, trừ các cuộc gọi cấp cứu hoặc các thông
tin liên quan đến cấp cứu.

Ngoài ra các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải trong giờ nghiệp vụ của mình cũng phải

thực hiện việc trực canh cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trên các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trong các
dải tần làm việc đã được đăng kí của các đài đó.

3.3.2. Đối với các đài duyên hải.

20

background image

Tất cả các đài duyên hải làm nghiệp vụ thông tin công cộng trong hệ thống thông tin GMDSS làm

việc với hệ thống của hệ thống thông tin mặt đất, sẽ phải có trách nhiệm duy trì việc trực canh tự động bằng
DSC với những chu kì, thời gian và trên những tần số mà đã được đăng kí trong danh bạ các đài duyên hải.

3.3.3. Đối với các đài bờ mặt đất.

Tất cả các trạm đài bờ mặt đất làm nghiệp vụ thông tin công cộng trong hệ thống thông tin GMDSS

làm việc với hệ thống thông tin vệ tinh, sẽ phải có trách nhiệm duy trì việc trực canh tự động, liên tục đối
với những cuộc phát chuyển tiếp cấp cứu của các vệ tinh.

3.3.4. Đối với các trạm đài tầu

Tất cả các trạm đài tầu mà được trang bị các thiết bị thông tin trong hệ thống GMDSS trong khi hành

trình trên biển sẽ phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên những tần số gọi cấp cứu, khẩn cấp và
an toàn trên những băng tần mà tầu đang khai thác. Những trạm đài tầu mà được trang bị các thiết bị thông
tin như vậy cũng sẽ phải duy trì việc trực canh trên những tần số thích hợp để có thể tự động thu nhận
những thông báo khí tượng và những thông tin an toàn hàng hải có liên quan đến hàng hải có liên quan đến
hàng hành của tầu.

3.3.5. Đối với các trạm đài tầu mặt đất. (SES)

Những trạm đài tầu mặt đất phải duy trì việc trực canh để thu nhận những chuyển tiếp loan báo cấp

cứu chiều từ tầu trên những kênh chung hoặc những kênh dành cho cấp cứu và an toàn.

Theo đó tất cả các trạm đài tầu SES đều phải duy trì việc trực canh thông qua máy thu EGC.

3.4. BÁO ĐỘNG VÀ GỌI CẤP CỨU.

Một thông tin cấp cứu bao gồm ba giai đoạn:

-

Tín hiệu báo động cấp cứu

-

Gọi cấp cứu và

-

Bức điện cấp cứu

Báo động cấp cứu có thể được phát qua hệ thống thông tin vệ tinh với mức ưu tiên cao nhất trên kênh

thông tin chung hoặc hệ thống thông tin VTĐ mặt đất trên những tần số giành riêng cho thông tin cấp cứu
của các băng tầng MH, HF và VHF dùng kĩ thuật gọi chọn số. Các cuộc gọi cấp cứu là các cuộc gọi không
có địa chỉ và những cuộc gọi cấp cứu và các bức điện cấp cứu như vậy chỉ được phát đi bởi thuyền trưởng
hoặc người được uỷ quyền của thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu.

Bất kì một báo động cấp cứu nào cũng phải bao gồm nhận dạng của đài bị nạn và vị trí của nó. Một

báo động cấp cứu như vậy có thể thực hiện tự động hoặc nhân công.

Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải các cuộc báo động và gọi cấp cứu chỉ được phát đi từ

các đài di động.

3.4.1. Báo động và gọi cấp cứu bằng DSC.

Theo công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS/1974 bổ sung và sửa đổi năm 1988,

trong hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS, các thiết bị gọi chọn số DSC là các thiết bị
cơ bản cho mục đích thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu.

Nội dung củamột báo động cấp cứu bằng DSC gồm:

Tín hiệu báo động cấp cứu

Số nhận dạng (ID) của tầu bị nạn

Vị trí của tầu bị nạn (vĩ độ, kinh độ)

21

background image

Thời gian bị nạn (UTC)

Tính chất bị nạn

Những nội dung trên có thể được truy cập tự động hoặc bằng tay.
Nếu trường hợp thông tin về vị trí của tầu bị nạn không được truy cập hoặc không được xác định thì

thiết bị sẽ tự động phát đi 10 con số 9 liên tiếp.

Nếu trường hợp thông tin về thời gian của tầu bị nạn không được truy cập hoặc không được xác định

thì thiết bị sẽ tự động phát đi 4 con số 8 liên tiếp.
3.4.1.1.Cuộc gọi cấp cứu (tức thời) bằng DSC.

Kiểu gọi này áp dụng cho trường hợp khai thác viên không có thời gian chuẩn bị các bức điện cấp

cứu mà chỉ việc ấn vào nút “Distress”, một số thông tin quan trọng của một cuộc gọi cấp cứu trên đây có
thể thực hiện trên một tần số cấp cứu duy nhất hoặc nhiều tần số gọi cấp cứu trong băng tần MF và HF.
Trong dải tần VHF chỉ dùng một tần số gọi duy nhất 156.525 Mhz (kênh 70)

Nội dung của cuộc gọi gồm:

Format: DISTRESS

Self identification: MMSI (của tầu phát cấp cứu)

Position: Được cập nhật trong máy

Time: Được cập nhật trong máy

Natural: Lựa chọn một trong 8 trường hợp bị nạn

Telecommand: Telephone

3.4.1.2. Cuộc gọi cấp cứu trong trường hợp có thời gian chuẩn bị bức điện cấp cứu- Được thực hiện bởi
khai thác viên.

Trong trường hợp có đủ thời gian để khai thác viên chuẩn bị bức điện gọi cấp cứu thì khai thác viên

phải truy cập một số thông tin quan trọng của một cuộc gọi cấp cứu như sau:

vị trí bị nạn

Thời gian bị nạn

Tính chất bị nạn

Phương thức và tần số để thực hiện thông tin cấp cứu

Chọn tần số cấp cứu DSC thích hợp để gọi cấp cứu.

3.4.2. Các trường hợp báo động cấp cứu và chuyển tiếp báo động cấp cứu.

3.4.2.1.Báo động cấp cứu được phát bởi một đài tầu hoặc một đài tầu mặt đất.

Một báo động cấp cứu được phát bởi một đài tầu hoặc một đài tầu mặt đất khi tầu đó hoặc những

người trên tầu đó đang trong tình trạng cấp cứu, yêu cầu được trợ giúp ngay lập tức.

Một báo động cấp cứu có nội dung và cách tiến hành như sau:

Phát tín hiệu báo động cấp cứu

Nhận dạng của đài tàu đang trong tình trạng cấp cứu

vị trí bị nạn

Tính chất bị nạn

22

background image

3.4.2.2.Phát chuyển tiếp báo động cấp cứu chiều từ bờ đến tầu.

Trong trường hợp một trung tâm phối hợp cứu nạn không thể tiến hành cứu trợ ngay lập tức thì một

đài bờ hoặc một trung tâm phối hợp cứu nạn sẽ phát chuyển tiếp báo động cấp cứu tới một tầu, một nhóm
tầu thích hợp hoặc tới tất cả các tầu bằng các thiết bị thông tin vệ tinh INMARSAT hoặc bằng các thiết bị
DSC.

Trong cuộc gọi chuyển tiếp cấp cứu phải chỉ ra số nhận dạng của đài phát chuyển tiếp cấp. Nội dung

của cuộc gọi chuyển tiếp cấp cứu giống như nội dung của cuộc gọi cấp cứu mà đài đó đã nhận được.
3.4.2.3.Phát chuyển tiếp báo động cấp cứu bởi một đài tầu không bị nạn.

Một đài di động hoặc một đài di động vệ tinh khi nhận thấy rằng một đài di động khác đang trong

tình trạng cấp cứu sẽ phát một báo động chuyển tiếp cấp cứu trong những trường hợp sau:

Khi một đài di động trong tình trạng cấp cứu nhưng không tự phát được báo động cấp cứu.

Khi thuyển trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu nhận thấy rằng việc giúp đỡ là cần thiết.

Nội dung của một chuyển tiếp báo động cấp cứu:

Format: all ships(or ships in geographical area or individual station)

Address: Nếu cuộc gọi “all ship” thì không cần đưa địa chỉ, nếu gọi “geographical area or

individual station” phải đưa địa chỉ vùng địa lý hoặc ID của đài cần gọi.

Category: DISTRESS

Self identification: +9 số nhận dạng MMSI của đài phát chuyển tiếp

Distress ship ID: 9 số nhận dạng MMSI của tầu bị nạn

Message: Repeat of original alert information.

MMSI (of station in distress)

Distress co-ordinates

Position

Time

Type of subsequent communications

3.4.3. Gọi cấp cứu bằng VTĐ thoại.

Thủ tục một cuộc gọi cấp cứu bằng thoại gồm:

Tín hiệu báo động cấp cứu

Gọi cấp cứu

Phát bức điện cấp cứu

Cụ thể:

MAYDAY MAYDAY MAYDAY

This is (hoặc DE-delta echo- trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn)

Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tầu bị nạn-phát 3 lần

Nội dung của một bức điện cấp cứu bao gồm

23

background image

Tín hiệu cấp cứu “MAYDAY”

Hô hiệu hoặc số nhận dạng khác của tầu bị nạn

Vị trí bị nạn

Những yêu cầu trợ giúp

Những thông tin khác nếu có

3.4.4. Gọi cấp cứu bằng các thiết bị thông tin vệ tinh

Trong các thiết bị thông tin vệ tinh có hai phương thức cơ bản để gọi cấp cứu:

Gọi cấp cứu bằng telex.

Gọi cấp cứu bằng thoại

3.4.4.1.Gọi cấp cứu bằng telex đối với trạm SES INMARSAT C

Gồm hai phương pháp sau:

A/ Dùng phím “DISTRESS ALERT” để phát một báo động cấp cứu.

Áp dụng trong trường hợp bị nạn nhưng không có thời gian để soạn bức điện chi tiết, bằng cách ấn và

giữ nút “DISTRESS ALERT” trong khoảng 5 giây.

Chú ý: một số thông tin về vị trí, thời gian, tốc độ và hướng tầu không có trong loan báo cấp cứu nếu

các thiết bị của SES không có các thiết bị cập nhật các thông tin đó liên tục.
B/ soạn thảo

Bước 1: soạn điện với nội dung sau:

Tín hiệu cấp cứu MAYDAY

Tên tầu hoặc số nhận dạng khác

vị trí bị nạn

Thời gian bị nạn

Tính chất bị nạn

Yêu cầu trợ giúp

Những thông tin khác

Bước 2:

Lưu bức điện vừa soạn vào file và đặt tên file

Bước 3: Làm thủ tục chuyển bức điện cấp cứu gồm:

Format: Distress (selected)

Type: Telex (selected)

File name

LES ID: (entered)

Bước 4: Tiến hành phát điện cấp cứu.

3.4.4.2.Gọi cấp cứu bằng thoại thông qua các thiết bị thông tin vệ tinh.

Nhấc handset

24

background image

Ấn phím đỏ “EMERGENCY” hoặc phím “*” và giữ trong 5 giây.

Nhập ID của trạm LES gần nhất

Quay số điện thoại của RCC gần nhất

Phát lời kêu cứu và bức điện cấp cứu.

3.5. BÁO NHẬN MỘT CUỘC GỌI CẤP CỨU.
3.5.1. Thủ tục báo nhận một cuộc gọi cấp cứu
.

3.5.1.1.Báo nhận cấp cứu từ một đài duyên hải, một đài vệ tinh mặt đất CES hoặc từ một trung tâm phối
hợpcứu nạn RCC.

Các đài duyên hải và các đài vệ tinh mặt đất thích hợp khi nhận được một báo động cấp cứu phải

chắc chắn rằng nội dung của loan báo cấp cứu đó sẽ được gửi tới một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC
thông qua một đài duyên hải hoặc một trạm vệ tinh mặt đất khi nhận được một loan báo cấp cứu sẽ phải
tiến hành phát xác nhận loan báo cấp cứu. đó càng sớm càng tốt.

Một đài duyên hải sẽ phải phát xác nhận một cuộc gọi cấp cứu tới tất cả các tầu bằng kỹ thuật gọi

chọn số DSC trên tần số gọi cấp cứu mà đài duyên hải đã nhận được một cuộc gọi cấp cứu đó.
3.5.1.2.Báo nhận cấp cứu từ một đài tầu hoặc một đài tầu mặt đất.

Các đài tầu hoặc các đài tầu mặt đất khi nhận được một loan báo cấp cứu sẽ phải thông báo cho

thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm trên tầu những thông tin của cuộc gọi cấp cứu đó càng sớm càng
tốt.

Những vùng biển mà ở đó chắc chắn sẽ thông tin được với một hoặc nhiều đài duyên hải, các đài tầu

khi nhận được một loan báo cấp cứu sẽ phải trì hoãn việc xác nhận của muình để cho các đài duyên hải xác
nhận trước.

Một đài tầu nhận được một loan báo cấp cứu trên dải tần HF sẽ không xác nhận loan báo cấp cứu đó,

nhưng sẽ phải thực hiện việc trực canh trên các tần số cấp cứu với những phương thức thông tin thích hợp.
Nếu trong khoảng thời gian 3 phút mà không có một đài duyên hải nào phát xác nhận loan báo cấp cứu đó
thì sẽ phát chuyển tiếp loan báo cấp cứu đó.

Một đài tầu khi phát xác nhận một cuộc gọi cấp cứu sẽ phải:

Phát xác nhận cuộc gọi cấp cứu bằng thoại trên tần số giành cho cấp cứu và an toàn bằng thoại

ứng với băng tần đã dùng để nhận cuộc gọi cấp cứu.

N ếu việc xác nhận cuộc gọi cấp cứu đó bằng thoại trên các tần số gọi cấp cứu của dải tần MF

hoặc VHF không thành công, thì việc xác nhận đó có thể được thực hiện bằng thiết bị gọi chọn số DSC trên
một tần số DSC thích hợp.

3.5.2

.

Thủ tục báo nhận gọi cấp cứu

Tất cả các cuộc báo nhận cấp cứu đều được thực hiện bằng nhân công mà không có chế độ tự động

xác nhận cuộc gọi cấp cứu trong tất cả các thiết bị thông tin trong hệ thống GMDSS.
3.5.2.1. Thủ tục báo nhận cấp cứu bằng DSC

Việc báo nhận một cuộc gọi cấp cứu bằng DSC thường được áp dụng cho các đài Duyên Hải, và sẽ

được phát triên cùng tần số cấp cứu DSC mà tầu bị nạn đã dùng để phát báo động cấp cứu đó.

Đối với các đài tầu khi nhận được một báo động cấp cứu bừng DSC sẽ phải chờ một khoảng thời gian

từ 3 đến 5 phút để cho các đài Duyên Hải xác nhận trước. Nếu trong khoảng thời gian trên, không có bất kỳ
một đài nào phát xác nhận thì dài tầu sẽ làm thủ tục báo nhận cuộc gọi cấp cứu đó bằng thoại nếu thấy sự

25

background image

trợ giúp đó là cần thiết. Một đài tầu không bị nạn khi nhận được một báo động cấp cứu bằng DSC chỉ thực
hiện việc báo nhận bằng DSC khi biết chắc chắn rằng báo động cấp cứu đó nằm ngoài vùng phủ sóng của
các đài Duyên Hải mà chắc chắn rằng báo động cấp cứu đó nằm ngoài vùng phủ sóng của các đài Duyên
Hải mà chắc chắn sẽ không có bất cứ một đài nào có khả năng nhận được báo động cấp cứu đó. Cần lưu ý
rằng khi đài tàu phát xác nhận cuộc gọi cấp cứu bằng DSC cho tàu bị nạn, thì đài tàu đó phải phát chuyển
tiếp loan báo cấp cứu đó tới một đài Duyên Hải và phải chắc chắn rằng đài tầu mình đang trong vùng phủ
sóng của ít nhất một đài Duyên Hải gần nhất. Các lưu đồ trong hình 3.1, hình 3.2 và 3.3 trình bày các
trường hợp xác nhận một loan báo cấp cứu trong vùng biển A1, A2, A3.

Nội dung của một cuộc xác nhận cấp cứu bằng DSC bao gồm:

Format

: ALL SHIPS

Category

: DISTRESS

Self dentification

: 9 số nhận dạng MMSI của đài tầu phát xác nhận

Telecommand

: DISTRESS ACKNOWLEDGENMENT

Diastress Ship's ID

: 9 số nhận dạng MMSI của tàu bị nạn.

3.5.2.2. Thủ tục báo nhận cấp cứu bằng thoại

Thủ tục báo nhận một cuộc gọi cấp cứu bằng vô tuyến điện thoại trong hệ thống thông tin GMDSS

được áp dụng cho các đài tàu hoặc các đài tàu mặt đất như sau:

- Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY" - Một lần.
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng ID của tàu bị nạn - phát 3 lần;
- "THIS IS" hoặc DE (Delta E cho trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn).
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng ID của đài báo nhận cấp cứu - phát 3 lần;
"RECEIVED" hoặc RRR (Remeo Romeo Romeo trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn).
- Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY".

Có báo nhận của
đài DH or RCC
không?

26

background image

Hình 3.1. Hành động của tàu không bị nạn khi nhận được

báo động cấp cứu bằng DSC kênh 70/VHF

Nhận được báo

động cấp cứu bằng

DSC

Canh nghe trên

kênh 16 trong

vòng 5 phút

Có báo nhận của

đài DH or RCC

không?

Thông tin cấp cứu

có thực hiện

không?

Báo động cấp cứu

DSC có tiếp tục

không?

Tàu có khả năng
trợ giúp không?

Xác nhận báo

động cấp cứu

bằng thoại trên
kênh 16 tới tàu

bị hạn

Thông báo

tới Đài

Duyên Hải

hoặc

RCC

Nhập các

thông tin đã

nhận được

vào file log

Đưa thiết bị

về trạng thái

hoạt động

bình

thường

Không

Không

Không

Không

Có báo nhận của
đài DH or RCC
không?

27

background image

Hình 3.2. Hành động của tàu không bị nạn khi nhận được

báo động cấp cứu bằng DSC kênh VHF/MF

Nhận được báo

động cấp cứu bằng

DSC

Canh nghe trên
VHF kênh 16trong
vòng 5 phút

Có báo nhận của
đài DH or RCC
không?

Thông tin cấp cứu

có thực hiện

không?

Báo động cấp cứu

DSC có tiếp tục

không?

Tàu có khả năng

trợ giúp không?

Xác nhận báo
động cấp cứu
bằng thoại trên
kênh
16/182khz tới
tàu bị hạn

Thông báo
tới

Đài

Duyên Hải
hoặc
RCC

Nhập

các

thông tin đã
nhận được
vào file log

Đưa thiết bị
về trạng thái
hoạt

động

bình
thường

Không

Không

Không

Không

28

background image

Hình 3.3. Hành động của tàu không bị nạn khi nhận được

báo động cấp cứu bằng DSC trên dải tần HF

Nhận được báo
động cấp cứu bằng
DSC

Canh nghe trên
kênh

16/218khz

trong vòng 5 phút

Có báo nhận của

đài DH or RCC

không?

Thông tin cấp cứu

có thực hiện

không?

Phát chuyển tiếp

cấp cứu bằng

HF/DSC tới ĐDH

Tàu có khả năng

trợ giúp không?

Xác nhận báo
động cấp cứu
bằng thoại trên
kênh
16/182khz tới
tàu bị hạn

Nhập các

thông tin đã

nhận được

vào file log

Không

Không

Không

Đưa thiết bị

về trạng thái

hoạt động

bình thường

29

background image

3-5-2-3. Thủ tục báo nhận cấp cứu bằng TLX.

Thủ tục báo nhận một cuộc gọi cấp cứu bằng TLX trong hệ thống thông tin GMDSS được áp dụng

cho các dài tầu như sau:

- Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY";
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tầu bị nạn;
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tàu báo nhận cấp cứu;
- Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY".
Việc báo nhận cấp cứu bằng TLX đối với một cuộc gọi cấp cứu tù một dài tầu vệ tinh mặt đất sẽ

được thực hiện bởi một dài bờ vệ tinh mặt đất bằng việc phát lại số nhận dạng của dài tầu phát loan báo cấp
cứu.

3.6. THÔNG TIN CẤP CỨU

Thông tin cấp cứu được thực hiện bởi các thiết bị thông tin vô tuyến điện MF, HF và VHF của hệ

thống thông tin mặt đất; và các thiết bị của hệ thống thông tin vệ tinh, như INMARSAT AIB hoặc
INMARSAT C, bằng các phương thức thông tin thoại hoặc telex. thông tin cấp cứu được ưu tiên cao nhất,
nên tất cả các loại thông tin khác.

Thông tin cấp cứu bao gồm tất cả các bức' điện liên quan dền việc yêu cầu trợ giúp ngay lập tức của

một tầu đang trong tình trạng áp cứu, nó cũng bao gồm cả những thông tin tìm kiếm và cứu nạn và những
thông tin điện trường. Thông tin cấp cứu có thể được thực hiện trên các tần số cấp cứu.

Các bức diện cấp cứu chuyển bằng phương thức thoại cũng như bằng TLX đầu bức điện cấp cứu

được bắt đầu bằng tín hiệu cái cứu MAYDAY. Tất cả các bức điện cấp cứu bằng tlx, theo qui định trước
khi bắt đầu bức điện phải xuống dòng và lùi vào một chữ, sau đó là tín hiệu cấp cứu MAYDAY và nội
dung bức điện cấp cứu.

Khi thông tin cấp cứu được thiết lập bởi tầu bị nạn bằng thiết bị NBDP, thì phải chọn chế độ FEC để

thực hiện thông tin chế độ ARQ cũng có lúc dược sử dụng khi thông tin cấp cứu dã dược phát trước đo
bằng chế độ FEC.

Trung tâm phối hợp cứu luật sẽ chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
Tất cả các dài khi nhận được một cuộc gọi hoặc thông tin cấp cứu phải ngay lập tức ngừng tất cả các

việc phát mà có tri can nhiễu tới thông tin cấp cứu và phải lắng nghe trên tần số dùng để gọi cấp cứu.

Các trung tâm phối hợp tìm kiếm và cứu nạn hoặc các đài duyên hải có thể yêu cầu các đài đang gây

nhiều tới các thông tin cấp cứu phải ngừng phát và giữ im lặng. Chỉ dẫn này có thể được đưa lới tất cả các
đà hoặc chỉ cho một dài. Thủ tục như sau:

Trong thông tin thoại sẽ dùng tín hiệu: "SEL LOD MAYDAY" được phát âm theo tiếng Pháp là

"siletlcc m'aider".

Ví dụ:
- Mayday
- Hello all stations.
- This is.
- Name or call sign or ID of RCC or Coast station.
- Seelonce mayday.
- Nếu dùng TLX bằng các thiết bị NBDP ở chế độ FEC sẽ dùng tín hiệu "Silence mayday".

30

background image

3.7. THÔNG TIN HIỆN TRƯỜNG

Thông tin hiện trường là những thông tin giữa một đài lưu động đang trong tình trạng cấp cứu và các

đài lưu động làm nhiệm vụ cứu trợ, và giữa các đài lưu động với đơn vị hoạt động phối hợp tìm kiếm và
cứu trợ.

Đơn vị làm nhiệm vụ phối hợp hoạt động tìm kiếm và cứu trợ có trách nhiệm điều khiển thông tin

hiện trường. Tất cả các đài lưu động có thể tham gia vào việc thông tin có liên quan đến trường hợp bị nạn.
Những thông tin này đều được sử dụng trên các tần số thông tin simplex.

Các tần số 156,8 mhz và 2182 khz sẽ được dùng cho thông tin hiện trường đối với phương thức thông

tin thoại. Tần số 2174,5 khz cũng có thể được dùng cho thông tin hiện trường giữa tàu với tàu bằng thiết bị
truyền chữ trực tiếp băng hẹp ở chế độ FEC.

Để bổ sung cho tần số 156,8 mhz và tần số 2182 khz, các tần số 3023 khz, 4125 khz, 5680 khz, 123,1

mhz và 156,3 mhz (kênh 6/VHF) cũng được dùng cho thông tin hiện trường giữa tàu và máy bay.

Đơn vị hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn sẽ có trách nhiệm lựa chọn và quyết định các tần số

cho thông tin hiện trường. Thông thường, đơn vị hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn sẽ thiết lập một
tần số cho thông tin hiện trường, tất cả các đài lưu động khác có tham gia vào thông tin hiện trường đó sẽ
phải duy trì liên tục việc trực canh trên tần số dã được lựa chọn này.

3.8.

HỆTHỐNG PHAO ĐỊNH VỊ VÔ TUYẾN TRONG THÔNG TIN CẤP CỨU,

KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN - EPIRBS.

Thiết bị EPIRB là một bộ phận quan trọng trong thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn của hệ thống

GMDSS, và theo quy định thì tất cả các tàu chạy biển đều phải trang bị thiết bị này. Trong hệ thống
GMDSS, EPIRB được quy định là loại tự nổi và kín nước. Thông thường, EPIRB được đặt trên một giá đỡ
ở một vị trí thích hợp trên boong tàu, sao cho nếu trường hợp tàu bị chìm đắm thì hệ thống kích hoạt sẽ tự
động kích hoạt EPIRB và phát tín hiệu báo động cấp cứu. Tín hiệu phát đi từ EPIRB sẽ bao gồm tín hiệu
báo động cứu nạn phù hợp với hệ thống vô tuyến điện thích hợp, tín hiệu nhận dạng của tàu hay phương
tiện bị nạn và một số thông tin cần thiết khác phục vụ cho việc định vị tàu bị nạn.

Thiết bị phao định vị vô tuyến - EPIRB bao gồm 2 loại:
- EPIRB trong hệ thống COSPAS - SARSAT, và
- EPIRB trong hệ thống INMARSAT.

3.8.1. EPIRB trong hệ thống COSPAS - SARSAT

Hệ thống Cospas - Sarsat là một hệ thống vệ tinh trợ giúp tìm kiếm và cứu nạn, được thiết lập để xác

định vị trí của thiết bị EPIRB dựa trên nguyên tắc hiệu ứng Dopple, trên tần số 121,5 mhz và 406,025 mhz.
Hệ thống được sử dụng để phục vụ tất cả các tổ chức trên thế giới có trách nhiệm tìm kiếm và cứu hạn trên
biển, trên không và trên đất liền.
3.8.1.1. Đặc tính của hệ thống COSPAS-SARSAT.

Đặc tính của hệ thống COSPAS - SARSAT được trình bày trong bảng sau:

31

background image

Các tính chất

EPIRB 121,5 Mhz

EPIRB 406 Mhz

- Khả năng phát hiện

Không áp dụng

0,98

- Khả năng định vị

0,9

0,9

- Độ chính xác định vị

17,2 km

90% trong vòng 5km

- Khả năng loại bỏ ảnh

0,73

0,96

- Dung lượng hoạt động

cùng một lúc

10

90

- Vùng bao phủ

Tức thời

Tức thời và toàn cầu

Bảng 3.2. Đặc tính của hệ thống COSPAS - SARSAT

Sự phát triển của EPIRB 406 mhz được xem như để khắc phục nhược điểm của EPIRB vệ tinh 121,5

mhz. Các loại EPIRB 406 mới có các đặc tính như sau:

- Tăng độ chính xác định vị trí và loại trừ tính đa trị.
- Tăng dung lượng của hệ thống, tức là tăng số lượng của beacon phát đồng thời trong cùng tầm quan

sát của một vệ tinh có thể xử lý được.

- Có tính bao phủ toàn cầu.
- Mỗi beacon chỉ có một số nhận dạng cứu nạn.
Một EPIRB 406 mhz bức xạ công suất 5w trong khoảng thời gian 0,5 giây với chu kỳ lặp lại là 50

giây. Chu kỳ lặp lại dài cho phép truy nhập nhiều đường. Với một hệ thống, cho phép xử lý đồng thời tới
90 beacon trong tầm quan sát của vệ tinh và tiêu hao công suất trung bình thấp.

Các EPIRB vệ tinh loại hai tần số 121,5/406,025 mhz cho phép sử dụng các vùng có sự kiểm soát

không lưu.

Tuỳ loại beacon (hàng hải, hàng không hay trên đất liền) các beacon có thể được kích hoạt nhân công

hay tự động.
3.8.1.2. Thủ tục khai thác và nội dung bức điện EPIRB

Phần này sẽ trình bày về dữ liệu báo động, những thông tin về hệ thống và nội dung chính của một

bức điện trong EPIRB.

Dữ liệu báo động.
Dữ liệu báo động cho người sử dụng là những dữ liệu cho hoạt động của SAR. Thông tin hệ thống

cho người sử dụng là những vấn đề tổ chức cơ bản trong kỹ thuật của hệ thống COSPAS - SARSAT.

Dữ liệu báo động có hai loại: Điện phát ra từ phao tiên đã mã hoá và điện báo động từ LUT/MCC.

Các tín hiệu phát đi từ các EPIRB đã được kích hoạt sẽ cung cấp đầu vào ban đầu để tạo ra tín hiệu báo
động. Khi trạm LUT đã thu và xử lý điện EPIRB đã mã hoá thì dữ liệu báo động đượctruyền tới MCC quốc
gia để phân phát.

Tuỳ theo các yêu cầu và thủ tục mà mỗi MCC phát dữ liệu báo động cho các quốc gia trong vùng

dịch vụ của nó khi đạt được thoả thuận nhận những dữ liệu đó của SAR có thể được tiến hành ngay lập tức.
Hơn nữa, bất kỳ một MCC nào khi thu vùng nào đó trên thế giới, thì cần phải phát lại thông tin đó cho
MCC thích hợp hoặc cơ quan có thẩm quyền của SAR.

Thông tin hệ thống
Thông tin hệ thống bao gồm năm loại điện hệ thống như sau:
- Thông tin lịch thiên văn hoặc vectơ quỹ đạo: Được sử dụng để lấy và dõi theo vệ tinh nhằm tính

toán các vị trí của EPIRB.

32

background image

- Điện hiệu chỉnh thời gian: Cần thiết cho việc xác định độ chính xác của phép định vị EPIRB.
- Điện dữ liệu Telemetry: Cung cấp các thông tin về tình trạng của các thiết bị SAR trên tàu.
- Các thông tin điều hành vệ tinh: Được phát lên trong quá trình phát các thủ tục kiểm tra để sửa chữa

các lỗi hoặc các tình trạng sai sót quá giới hạn.

- Điện phối hợp: Được dùng để thông tin các tin tức chung cần thiết để khai thác hệ thống COSPAS -

SARSAT.

Nội dung các bức điện:
Các bức điện của EPIRB 121,5 mhz chỉ bao gồm các tín hiệu báo động được phát lên vệ tinh và các

vệ tinh của hệ thống COSPAS - SARPAT sẽ xác định vị trí của EPIRB.

Các bức điện của EPIRB 406 mhz bao gồm tín hiệu báo động, số nhận dạng ID của tàu bị nạn, quốc

tịch của tàu bị nạn, vị trí của tàu bị nạn sẽ do vệ tinh trong hệ thống COSPAS - SARSAT xác định dựa trên
hiệu ứng Dopple.

Với các EPIRB 406 mhz loại mới, trong nội dung các bức điện ngoài số nhận dạng, quốc tịch của tàu

bị nạn, còn chứa đựng những thông tin về vị trí, tính chất bị nạn...

3.8.2. EPIRB của hệ thống INMARSAT.

EPIRB vệ tinh băng L hoạt động qua hệ thống vệ tinh INMARSAT (INMARSAT - E) có thể dùng

như một phương tiện báo động cứu nạn cho các tàu hoạt động trong các vùng biển A1, A2, A3 như là một
sự lựa chọn với EPIRB 406 mhz. EPIRB vệ tinh băng L cho phép báo động cứu nạn khẩn cấp (khoảng 10
phút với công suất bức xạ của EPIRB là 1W) trong vùng bao phủ từ 70 vĩ độ bắc đến 70 vĩ độ nam, hệ
thống cho phép xử lý tới 20 cuộc báo động đồng thời trong khung thời gian 10 phút, với khả năng thao tác
nhân công hoặc tự động cập nhật thông tin về vị trí vào EPIRB. EPIRB băng L có thể được kích hoạt bằng
nhân công hoặc tự động khi tàu chìm đắm. Sau khi kích hoạt, EPIRB vệ tinh băng L phát một bức điện báo
động cứu nạn. Các thông tin này được lặp lại theo một chu kỳ nhất định.

Sau khi được vệ tinh INMARSAT phát chuyển tiếp, tín hiệu báo động cấp cứu được đưa tới trạm đài

bờ NCS (hoặc LES) bằng tần số ấn định riêng, được hệ thống máy tính xử lý tín hiệu để nhận dạng và giải
mã bức điện. Bức điện báo động cấp cứu sau đó được gửi tới cho một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC
thích hợp.

3.9. BÁO YÊN CẤP CỨU

Khi thông tin cấp cứu đã được kết thúc trên các tần số cấp cứu, Trung tâm phối hợp cứu nạn điều

khiển các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn sẽ phát một bức điện trên các tần số cấp cứu đó để chỉ ra rằng
thông tin cấp cứu đó đã được kết thúc. Khi nhận được bức điện báo yên cấp cứu như vậy, các đài làm
nghiệp vụ lưu động hàng hải sẽ kết thúc quá trình trực canh thông tin cấp cứu và trở lại các hoạt động
nghiệp vụ bình thường của các đài đó.

Trong thông tin VTĐ thoại, nội dung một bức điện báo yên cấp cứu bao gồm:
- Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY".
- "Hello all station" "CQ" (phát âm là CHARLIE QUEBEC trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn) -

phát 3 lần;

- "This is" hoặc "DE" (phát âm là DELTA ECHO trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn) - phát 1 lần;
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng (ID) của đại phát bức điện đó;
- Giờ đăng ký bức điện báo yên (giờ UTC);
- Tên và hô hiệu của đài lưu động đã bị nạn;
- "SEELONCE FEENEE" phát âm theo tiếng Pháp là "Silence fini".

33

background image

Đối với các phương thức thông tin bằng TLX, nội dung một bức điẹn báo yên cơ bản của giống

trường hợp thoại, bao gồm:

- Tín hiệu cấp cứu "MAYDAY"
- CQ
- DE
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng (ID) của đài phát bức điện báo yên;
- Gìơ đăng ký bức điện báo yên
- Tên và hô hiệu của đài lưu động bị nạn;
- "SILENCE FINI"
Tóm tắt các quá trình gọi cấp cứu và thông tin cấp cứu trong hệ thống GMDSS được trình bày theo

lưu đồ hình 3.3.

3.10. HUỶ BỎ MỘT CUỘC GỌI CẤP CỨU

Trong hệ thống thông tin GMDSS, một báo động cấp cứu từ một đài di động Hàng hải sẽ ngay lập

tức được chuyển tới một RCC gần nhất thông qua các đài Duyen Hải hoặc đài NCS (hoặc LES), RCC sẽ
nhanh chóng tổ chức và tiến hành cứu trợ. Do đó, khi có một loan báo cấp cứu nhầm đã được phát đi, vì bất
cứ lý do nào, dài tàu đã phát loan báo cấp cứu nhầm đó phải ngay lập tức bằng các thiết bị và phương thức
thông tin trên những tần số ưu tiên thích hợp, thông báo cho RCC đó qua các đài Duyên Hải hoặc trạm
NCS (hoặc LES) để huỷ bỏ loan báo cấp cứu nhầm đó.

Nội dung bao gồm:
- Hello all stations;

3 lần.

- This is;
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tàu

3 lần.

- Vị trí;
- Cancel my DSC Distrees alert of (date), (time) UTC.
- Over.

3.10.2. Huỷ bỏ một cuộc gọi nhầm cấp cứu được phát bởi thiết bị NBDP

Khi có một bức điện báo động cấp cứu nhầm đã được phát qua thiết bị NBDP, vì bất kỳ lý do nào,

cũng phải ngay lập tức thông báo tới các đài Duyên Hải gần nhất và các dài tầu lân cận trên tần số ưu tiên
cấp cứu để huỷ bỏ bức điện cấp cứu nhầm đó.

- Nội dung của bức điện thông báo huỷ bỏ bức điện cấp cứu bao gồm:
- CQ;
- DE;
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tầu;
- Vị trí;
- Cancel my DSC Distress Alert of (Date), (time) UTC.
= Masterr +

3.10.3. Huỷ bỏ một cuộc gọi nhầm cấp cứu trên thiết bị INMARSAT

Một báo động cấp cứu nhầm đã được phát qua thiết bị INMARSAT - A/B hoặc C vì bất kỳ một

nguyên nhân nào, cũng phải ngay lập tức thông báo tới RCC thích hợp để huỷ bỏ loan báo cấp cứu nhầm đó
bằng việc phát một bức điện ưu tiên cấp cứu bằng thoại trên kênh 16/VHF hoặc tần số 2182 khz qua một
đài Duyên Hải gần nhất, và một bức điện ưu tiên cấp cứu bằng telex (đối với INMARSAT C) Hoặc bằng

34

background image

thoại (với INMARSAT A/B, M) gửi qua trạm NCS hoặc LES mà loan báo cấp cứu nhầm đã được chuyển
qua đó.

Thủ tục huỷ bỏ báo động nhầm bằng thoại thực hiện trên kênh 16/VHF hoặc tần số 2182 khz như đã

trình bày ở trên.

Nội dung của bức điện thông báo huỷ bot một loan báo cấp cứu nhầm được thực hiện bằng thiết bị

INMARSAT C bao gồm:

- Tên tầu;
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng IMNư;
- Vị trí;
- "Cancel my INMARSAT - C Distress alert of (date).
(time) UTC.
= Master +.
Đối với INMARSAT - A/B hoặc M, tàu phát cuộc gọi cấp cứu nhầm sẽ bằng phương thức thông tin

thoại INMARSAT với mức ưu tiên cao nhất (mức số 3) gọi tới một RCC gần nhất hoặc qua NCS mà cuộc
gọi cấp cứu nhầm đã gọi tới đó để thông báo việc huỷ bỏ cuộc gọi cấp cứu nhầm.

3.10.4. Huỷ bỏ một cuộc gọi cấp cứu nhầm được phát bởi EPIRB - 406.

Khi có một loan báo cấp cứu nhầm đã phát qua thiết bị EPIRB - 406, vì bất cứ lý do gì, cũng phải

ngay lập tức thông báo tới các đài Duyên Hải gần nhất bằng phương thức thông tin thoại trên kênh 16 VHF
hoặc trên tần số 2182 khz, hoặc trên tần số cấp cứu thoại thích hợp, để huỷ bỏ loan báo cấp cứu nhầm đó.

Nội dung bao gồm:
- Hello all stations;

3 lần.

- This is;
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của tàu

3 lần.

- Vị trí;
- Cancel my DSC Distrees alert of (date), (time) UTC.
- Over.

3.11. THÔNG TIN HIỆN TRƯỜNG - ON - SCENE COMMUNICATIONS

Thông tin hiện trường là thông tin giữa một đài di động đang trong tình trạng cấp cứu và đài di động

tham gia cứu trợ; và giữa các đài di động với đơn vị phối hợp hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. Đơn vị phối
hợp hoạt động tìm kiếm và cứu trợ sẽ chịu trách nhiệm điều khiển các thông tin hiện trường.

Trong thông tin hiện trường sẽ sử dụng các kênh simplex, nếu dùng thiết bị thức thoại, sẽ dùng trên

kênh 16/VHF (tần số 156,8 mhz) và tần số 2182 khz; trường hợp thông tin hiện trường giữa tàu với tàu
bằng thiết bị NBDP sẽ thực hiện trên tần số 2174,5 khz ở chế độ FEC.

Trong phương thức thông tin thoại, để bổ xung cho các tần số 156,8 mhz (kênh 16/VHF) và tần số

2182 khz có thể dùng các tần số 3023 khz, 4125 khz, 5680 khz, 123,1 mhz và 156,3 mhz (kênh 6/VHF) cho
thông tin hiện trường giữa tàu biển và máy bay.

Các tần số cho thông tin hiện trường sẽ đo đơn vị phối hợp tìm kiếm và cứu trợ lựa chọn và quyết

định. Thông thường, một tần số cho thông tin hiện trường sẽ được thiết lập, các đài di động sẽ duy trì việc
trực liên tục bằng các thiết bị thông tin thích hợp trên tần số đã được lựa chọn.

3.12. THỦ TỤC PHÁT THỬ CẤP VÀ AN TOÀN

Việc phát các tín hiệu thử chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết và phải được hạn chế về thời gian

và công suất để tránh gây can nhiễu, đặc biệt khi thử trên các tần số cấp cứu và an toàn. Bất kỳ ở đâu khi

35

background image

tiến hành việc phát thử phải thực hiện ở mức công suất thấp nhất, phải thông báo có sự phối hợp với các đài
xung quanh. Việc thử trên các tần số gọi cấp cứu và an tpàn phải thực hiện bằng thoại. Các đài phát tín hiệu
thử phải luôn kèm theo số nhận dạng của đài phát thử và phải chỉ rõ ra rằng đài đó đang phát thử.

Trước khi thực hiện việc phát thử, khai thác viên phải lắng nghe trên tần số định phát thử để chắc

chắn rằng không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn đang được tiến hành trên các
tần số đó.

3.13. THỦ TỤC THÔNG TIN KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN TRONG HỆ THỐNG
GMDSS

Những thủ tục được trình bày sau đây chỉ áp dụng cho các trường hợp khẩn cấp và an toàn.

3.13.1. Các loại thông tin khẩn cấp và an toàn

Những thông tin được gọi là khẩn cấp và an toàn là những loại thông tin như sau:
- Những thông báo hàng hải và những thông tin khẩn cấp;
- Những thông tin an toàn hàng hải giữa tàu với tàu.
- Những thông tin về thông báo hàng hành.
- Thông tin phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm và cứu trợ;
- Các bức điện khẩn cấp và an toàn khác, và
- Những thông tin liên quan đến hàng hải, sự di chuyển và những vấn đề cần thiết khác của tàu và các

bức điện thời tiết gửi cho một cơ quan làm các dịcn vụ thông báo khí tượng.

3.13.2. Quy định chung đối với thông tin khẩn cấp và an toàn.

Tất cả các loại thông tin khẩn cấp và an toàn được quyền ưu tiên trên tất cả các loại thông tin khác trừ

các cuộc gọi cấp cứu và các thông tin liên quan đến cấp cứu.

Các cuộc gọi khẩn cấp và an toàn và các bức điện khẩn cấp và an tpàn có thể được thực hiện trên tần

số hoặc kênh giành cho gọi và thông tin cấp cứu tương ứng với các phương thức thông tin mà nó đang tiến
hành trong trường hợp trên các tần số đó không có các cuộc gọi cấp cứu hoặc các thông tin liên quan đến
cấp cứu. Với các bức điện dài liên quan đến khẩn cấp hoặc an toàn có thể thực hiện trên các tần số hoặc
kênh làm việc.

Các cuộc gọi khẩn cấp và an toàn có thể gọi cho tất cả các tàu All Ships hoặc gọi cho một trạm nào

đó có địa chỉ, và trong các cuộc gọi như vậy, đài gọi phải chỉ ra được tần số và phương thức thông tin tiếp
theo dùng để chuyển các bức điện đó.

3.13.3. Thủ tục về thông tin khẩn cấp

Tín hiệu khẩn cấp "PAN PAN" được dùng trong các cuộc gọi và các thông tin khẩn cấp để chỉ ra rằng

có một bức điện rất cấp bách có liên quan đến vấn đề an toàn của tàu, của máy bay hoặc của một người nào
đó trên tàu.

Trong hệ thống thông tin mặt đất, các cuộc gọi khẩn cấp và loan báo một bức điện khẩn cấp cứu và

an toàn đã được trình bày ở mục 3.2.2. Trong trường hợp một bức điện khẩn cấp dài hoặc bức điện khẩn
cấp đang phát lặp lại thì có thể được phát trên tần số làm việc. Không cần thiết phải thực hiện một cuộc gọi
khẩn cấp đó đã được phát qua dịch vụ thông tin vệ tinh di động hàng hải.

Tín hiệu khẩn cấp và các bức điện khẩn cấp cũng có thể được phát trên một hoặc nhiều tần số của các

tần số dùng cho thông tin cấp cứu và an toàn, hoặc phát qua dịch vụ thông tin di động vệ tinh hàng hải,
hoặc trên các tần số khác sử dụng cho mục đích này.

36

background image

Trong trường hợp gọi khẩn cấp bằng thiết bị DSC, về cơ bản giống như một cuộc gọi cấp cứu bằng

DSC, nội dung như sau:

- Format: All ships

(Selected)

- Category: Urgent

(Selected)

- Position: Lat .........,

(Selected)

- Time: ....................... UTC

(Selected)

- Telecom: .................

(Selected)

- DSC freq: ................

(Selected).

Thông tin về số nhận dạng của tàu (ID) đã được cài đặt trước trong các thiết bị DSC và tự động phát

đi trong các cuộc gọi.

Các thông tin về vị trí và thời gian (trong tình trạng khẩn cấp) chỉ phải đặt trong trường hợp thiết bị

DSC đó không được cập nhật liên tục.

Đối với phương thức thông tin thoại, tín hiệu khẩn cấp là "PAN PAN", được gọi khẩn cấp (trong

trường hợp không gọi bằng DSC), bao gồm tín hiệu khẩn cấp "PAN PAN" nhắc lại 3 lần, theo sau là hô
hiệu hoặc số nhận dạng (ID) của đài phát bức điện khẩn cấp.

Ví dụ:
Một cuộc gọi khẩn cấp như sau:
- PAN PAN, PAN PAN, PAN PAN;
- ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS.
- THIS IS;
- JALAGPAL; JALAGPAL; JALAGPAL
Sau cuộc gọi khẩn cấp là bức điện khẩn cấp;
PAN PAN
THIS IS JALAGOPAL
15 MILES SOUTHWEST OF CALF OF MAN LOST ENGINE CONTROL AND DRIFTING

NORTHNORTHEAST ANCHORS NOT HOLDING REQUIRE TOW URGENTLY JALAGOPAL
CALLSIGN ATRZ OVER.

Đối với trường hợp dùng phương thức TLX qua thiết bị NBDP, một bức điện khẩn cấp cũng phải

được bắt đầu bằng tín hiệu khẩn cấp "PAN PAN" kèm theo số độ ARQ có thể được sử dụng cho mục đích
này chỉ khi trước đó bức điện khẩn cấp đã được phát ở chế độ FEC.

Tất cả các cuộc gọi khẩn cấp và tín hiệu khẩn cáp chỉ được phát đi khi có lệnh của thuyền trưởng

hoặc người có trách nhiệm trên tàu.

Khi tình trạng khẩn cấp của đài di động đã phát bức điện khẩn cấp đó không còn cần thiết thì đài có

trách nhiệm với việc phát bức điện khẩn cáp phải huỷ bỏ tình trạng khẩn cấp càng sớm càng tốt.

3.13.4. Thủ tục thông tin an toàn

Các cuộc gọi an toàn và các bức điện an toàn được bắt đầu bằng tín hiệu an toàn "SECRITY".
Các cuộc gọi an toàn hoặc tín hiệu an toàn để chỉ ra rằng đài gọi đang có một thông báo quan trọng

liên quan đến hàng hành hoặc khí tượng cần được phát đi.

37

background image

Các bức điện an toàn được phát trên tần số làm việc sau khi phát một loan báo cuộc gọi an toàn và

các bức điện an toàn là các cuộc gọi an toàn. Hầu hết các cuộc gọi an toàn và các bức điện an toàn được
phát sau các chu kỳ im lặng của thoại.

- Đối với phương thức thông tin thoại, kênh 13/VHF được dùng để phát các thông báo an toàn hàng

hải giữa tàu với tàu. Với các đài Duyên Hải, việc phát các thông báo an toàn có thể được thực hiện trên các
kênh/ tần số khác đã được đăng ký trong danh bạ các đài Duyên Hải hoặc sẽ được chỉ rõ trong các cuộc gọi
an toàn.

Trong hệ thống GMDSS, khi dùng thiết bị DSC để gọi an toàn, trong bức điện loan báo DSC bao

gồm những thông tin sau:

- Format: All ships

(Selected)

- Category: Urgent

(Selected)

- Position: Lat .........,

(Selected)

- Time: ....................... UTC

(Selected)

- Telecom: .................

(Selected)

- DSC freq: ................

(Selected).

Ví dụ:
Một cuộc gọi an toàn bằng thoại sẽ thực hiện trên kênh 16/VHF như sau:
- SECURITY SECURITY SECURITY;
- ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS
- THIS IS
- CALL SIGN/ IDENTIFICATION (phát 3 lần);
- LISTRN FOR NAVIGATIONAL WARNING ON CHANNEL 13.
Tiếp theo sau cuộc gọi an toàn là bức điện thông báo an toàn như sau:
- SECURITY SECURITY SECURITY;
- ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS
- THIS IS NONSUCH, NONSUCH, NONSUCH,
- LARGE RED CONTAINER SPOTTED AT 1030 UTC IN
POSITION 52,02 NORTH 003,36 WEST
VESSEL KEEP SHARP LOOKOUT AND REPORT, OUTnh÷ng

3.13.5. Vận chuyển y tế (Medical transports).

Những tín hiệu riêng biệit trong nghiệp vụ "Medical transports" có thể được dùng bởi các đơn vị y tế

hoặc các đài để thực hiện những thông tin liên quan đến việc bảo vệ những người trong khu vực đang xảy
ra chiến tranh.

Thuật ngữ "Medical transports" được định nghĩa trong hội nghị Geneva "Geneva Conventions and

Additional Protocols" vào tháng 12 năm 1949, để chỉ rằng dùng để trợ giúp những người bị thương trong
chiến tranh, bị ốm và những tàu bị đắm chìm. Những tàu của các quốc gia trung lập không tham gia vào
cuộc chiến tranh đó sẽ tiến hành các công việc trợ giúp khi có yêu cầu của một hoặc nhiều thành viên khác
khống tham gia vào cuộc chiến tranh đó và được sự bảo vệ từ bất kỳ một hành động thù nghịch nào.

Để loan báo và nhận dạng việc vận chuyển y tế, một công việc phải được bảo vệ theo các công ước

Geneva 1949, tín hiệu radio để nhận dạng sẽ bao gồm tín hiệu khẩn cấp và kèm theo từ MEDICAL đối với

38

background image

phương thức TLX trong các thiết bị NBDP, và từ MAY - DEE - CAL phát âm theo tiếng pháp trong thông
tin thoại, và thủ tục tiến hành được thực hiện giống như cuộc gọi khẩn cấp.

Ví dụ:
Khi dùng phương thức thoại để loan báo sẽ thực hiện như sau:
PAN PAN PAN - DEE - CAL

(3 lần)

THIS IS
NONSUCH (hô hiệu hoặc số nhận dạng)

(3 lần).

Sau khi thực hiện một loan báo về việc vận chuyển y tế, bức điện về thông tin vận chuyển y tế phải

được truyền đi càng sớm càng tốt trên những tần số làm việc thích hợp.

Trước các bức điện thông tin y tế được bắt đầu bằng tín hiệu khẩn cấp và bức điện phải bao gồm

những thông tin như sau:

- Hô hiệu hoặc số nhận dạng khác của đơn vị tham gia vận chuyển y tế
- Vị trí;
- Số hiệu và kiểu, loại của phương tiện tham gia vận chuyển y tế;
- Tuyến đường đi;
- Dự kiến thời gian trên tuyến hành trình và thời gian đến và thời gian rời;
- Và những thông tin khác như tần số trực canh, ngôn ngữ sử dụng, kiểu, mã của radar, ...
Radar transponder có thể được sử dụng cho việc nhận dạng và định vị những vận chuyển y tế trên

biển.

3.13.6. Phát thông báo an toàn hàng hải

Các thủ tục chi tiết của các đài phát các thông báo an toàn hàng hải giống như thủ tục thông tin an

toàn đã được trình bày ở mục thông tin an toàn 3.12.4. Thông tin an toàn hàng hải có thể được phát qua hệ
thống Navtex quốc tế trên tần số 518 khz; các thiết bị NBDP trên tần số 4210 khz, 6314 khz, 6314 khz,
8416,5 khz, 12579 khz, 16806,5 khz, 19680,5 khz, 22376 khz và 26100,5 khz ở chế độ FEC, hoặc phát qua
hệ thống vệ tinh INMARSAT trên băng tần 1530 - 1545 mhz.

Những thông tin an toàn hàng hải giữa tàu với mục đích an toàn hàng hải trên biển được dùng bằng

thông tin thoại trên thiết bị VHF tần số 156,650 mhz (kênh 13/VHF).

39

background image

CHƯƠNG 4

DỊCH VỤ THÔNG TIN LƯU ĐỘNG

HÀNG HẢI TRONG HỆ THỐNG GMDSS

4.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRUNG DỊCH VỤ THÔNG TIN LƯU
ĐỘNG HÀNG HẢI.
4.1.1. Trafficlist

"Trafficlist" là một nghiệp vụ của các đài Duyên Hải làm dịch vụ thông tin công cộng để điểm danh

các đài tầu mà đài Duyên Hải đang có điện cho các đài tàu đó.

Các đài Duyên Hải trong giờ nghiệp vụ của mình phải thực hiện các cuộc gọi "Trafficlist" theo chu

kỳ thời gian và trên các tần số nhất định. Nghiệp vụ "Trafficlist" của các đài Duyên hải phải được đăng ký
quốc tế và đđược hỉ rõ trong danh bạ các đài Duyên Hải.

4.1.2. Tần số quốc tế và tần số quốc gia

Trong thông tin vô tuyến đện hàng hải có các tần số quốc tế và tần số quốc gia.
Tần số quốc tế là các tần số do Tổ chức liên minh viễn thông quốc tế ITU ấn định và quản lý. Việc sử

dụng các tần số này phải tuân thủ theo các quy định của quốc tế.

Tần số quốc gia là các tần số do các quốc gia qui định và quản lý. Việc sử dụng các tần số này phải

tuân thủ theo các quy định riêng của mỗi quốc gia, các quy định này cũng phải phù hợp với các quy định
chung quốc tế.

4.1.3. Kênh Simplex và kênh Duplex.

Trong thông tin vô tuyến điện hàng hải, ngoài cách gọi trực tiếp trên các tần số phát (Tx) và tần số

thu (Rx), để đơn giản người ta còn sử dụng "kênh" (channed) thông tin. Một kênh thông tin nào đó là một
cặp tần số bao gồm một tần số thu và một tần số phát, một cặp tần số phát - thu có thể giống nhau hoặc
khác nhau.

Nếu một kênh thông tin có tần số thu bằng tần số phát (Rx = Tx), thì ta gọi kênh thông tin đó là kênh

simplex.

Trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, các cuộc thông tin giữa tàu với tàu thường sử dụng kênh

simplex.

Ví dụ:
Trong băng tần VHF có các kênh simplex như:
- Kênh 11 có Tx = Rx = 156,550 mhz.
- Kênh 12 có Tx = Rx = 156,600 mhz.
- Kênh 13 có Tx = Rx = 156,650 mhz.
Trong băng tần HF có các kênh simplex như sau:
- Kênh 428 có Tx = Rx = 4351 mhz.
- Kênh 429 có Tx = Rx = 4354 mhz.
- Kênh 836 có Tx = Rx = 8713 mhz.
- ....
Nếu một kênh thông tin có tần số thu và tần số phát khác nhau (Rx

Tx), thì ta gọi kênh thông tin đó

là kênh Duplex.

40

background image

Trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, các cuộc thông tin giữa đài Duyên Hải với một đài tầu

thường sử dụng kênh duplex.

Ví dụ:
Trong băng tần VHF có các kênh duplex như:
- Kênh 23 có Tx = 157,150 mhz; Rx = 161,750 mhz.
- Kênh 24 có Tx = 157,200 mhz; Rx = 161,800 mhz.
- Kênh 60 có Tx = 157,025 mhz; Rx = 160,625 mhz.
- .....
Trong băng tần HF có các kênh duplex như sau:
- Kênh 401 có Tx = 4065 khz; Rx = 4375 khz.
- Kênh 801 có Tx = 8195 khz; Rx = 8719 khz.
- Kênh 1601 có Tx = 16360 khz; Rx = 17242 khz.

4.1.4. Tần số (hoặc kênh) chung và tần số (hoặc kênh) làm việc

Những tần số (hoặc kênh) được quy định để gọi và bắt liên lạc mà không dùng cho các mục đích khác

(trừ các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn), thì được gọi là các tần số (hoặc kênh) chung. Khi sử
dụng các tần số này phải tuân thủ đầy đủ các quy định đối với các tần số (hoặc kênh) chung. Khi sử dụng
các tần số này phải tuân thủ đầy đủ các quy định đối với các tần số (hoặc kênh) dùng để gọi và bắt liên lạc.

Ví dụ:
- Một số tần số (hoặc kênh) chung dùng để gọi và bắt liên lạc như sau:
- Kênh 16 VHF.
- Tần số 2182 khz.
- Tần số 8291 khz.
- .......
Những tần số (hoặc kênh) được quy định dùng để trao đổi thông tin giữa các đài làm nghiệp vụ lưu

động hàng hải, thì được gọi là tần số (hoặc kênh) làm việc. Việc trao đổi thông tin trên các tần số này
không hạn chế thời gian.

Ví dụ:
Một số tần số (hoặc kênh) làm việc như sau:
- Các kênh duplex từ 21 đến 28 băng tần VHF là các kênh làm việc trong dịch vụ thông tin công cộng

giữa đài Duyên Hải và đài tàu.

Trong các bảng tần số của thông tin thoại và thông tin telex trừ các tần số giành cho cấp cứu, khẩn

cấp và an toàn, còn lại là các tần số dùng để trao đổi thông tin trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải.

4.1.5. Chế độ phát xạ

Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải các loại phát xạ được ký hiệu theo những đặc tính cơ

bản của các loại phát xạ đó. Những đặc tính cơ bản đó được ký hiệu bằng 3 ký tự như sau:

- Ký tự thứ nhất
Bằng các chữ cái để chỉ phương pháp điều chế tần số sóng mang, bao gồm:
N: Phát xạ 1 song mang không điều chế.
A: Điều chế hai biên
H: Điều chế đơn biên sóng mang toàn phần.
R: Điều chế đơn biên sóng mang suy giảm.
J: Điều chế đơn biên loại bỏ sóng mang.

41

background image

F: Điều tần.
G: Điều pha.
- Ký tự thứ hai:
Bằng các chữ số để chỉ tính chất của tín hiệu điều chế tần số sóng mang, bao gồm:
1. Tín hiệu số (tín hiệu điện báo) không sử dụng điều chế sóng mang phụ.
2. Tín hiệu số sử dụng điều chế sóng mang phụ.
3. Tín hiệu đơn kênh chứa thông tin tương tự.
- Ký tự thứ ba:
Bằng các chữ số để chỉ loại thông tin (tin tức) cần phát đi, bao gồm:
N: Không có thông tin.
A: Điện báo morse thu bằng tai.
B: Điện báo thu tự động.
C: Facsimile
D: Truyền số liệu.
E: Điện thoại (bao gồm cả phát thanh).
F: Truyền hình.
Một số chế độ phát xạ dùng trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải.
J3E: Điện thoại đơn biên không sóng mang.
H3E: Điện thoại đơn biên sóng mang toàn phần (chỉ dùng cho 2182 khz).
F3E: Điện thoại điều tần (FM).
G3E: Điện thoại điều pha.
F1B: Điện báo di tần không có điều chế sóng mang phụ.
J2B: Điện báo di tần có điều chế sóng phụ.

4.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ÁP DỤNG TRONG THÔNG TIN LƯU ĐỘNG
HÀNG HẢI

Những quy định trình bày trong phần này không áp dụng cho các cuộc gọi và những thông tin liên

quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.

Dịch vụ thông tin lưu động hàng hải trong hệ thống thông tin GMDSS đối với tất cả các phương thức

thông tin công cộng thông thường đều phải tuân thủ những quy định dưới đây:

4.2.1. Sử dụng giờ quốc tế trong thông tin vô tuyến điện

Tất cả những tài liệu liên quan đến thông tin vô tuyến điện trên tàu (tài liệu của tàu, tài liệu do ITU

xuất bản được sử dụng trên tàu) cũng như nhật ký vô tuyến điện đều thống nhất sử dụng giờ UTC
(Coordinted Universal Time) tính từ 0000 giờ đến 23h59 phút, vào lúc nửa đêm.

4.2.2. Giờ nghiệp vụ và những quy định về đóng, mở dài làm nghiệp vụ thông tin vô
tuyến điện.

Giờ nghiệp vụ của các đài Duyên Hải và các đài mặt đất có thể làm việc liên tục 24/24 hoặc làm việc

với giờ nghiệp vụ hạn chế. Giờ nghiệp vụ của các đài này đều phải được đăng ký trong danh bạ các đài
duyên hải "List of Coast Stations".

Với các dài bờ có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ không được đóng đài trước khi:
+ Kết thúc một cuộc gọi cấp cứu hoặc những thông tin liên quan đến cấp cứu khẩn cấp và an toàn.

42

background image

+ Chuyển hết lượng điện cho các tàu, hoặc chưa kết thúc thông tin với tàu, mà các tầu đó đang nằm

trong vùng dịch vụ của đài bờ.

+ Thực hiện một cuộc gọi chung cho tất cả các tàu để loan báo việc đóng đài và thời gian mở nghiệp

vụ nếu khác với giờ nghiệp vụ bình thường của đài đó.

Giờ nghiệp vụ của các đài tàu có thể liên tục 24/24 giờ, hợc giờ nghiệp vụ hạn chế. Đối với các đài

tàu có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ không được đóng đài trước khi:

+ Kết thúc một cuộc gọi cấp cứu hoặc những thông tin liên quan đến cấp cứu khẩn cấp và an toàn.
+ Chuyển hết lượng điện cho các dài bờ thích hợp, hoặc chưa kết thúc thông tin với các đài bờ, mà

đài bờ đang nằm trong vùng dịch vụ thông tin của đài tàu.

Tất cả những đài tàu có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ phải thông báo cho các đài bờ có liên quan

đến giờ đóng và giờ mở lại nghiệp vụ của mình.

4.2.3. Quy định về chống can nhiễu trong thông tin lưu động hàng hải

Tất cả mọi phát xạ trong thông tin lưu động hàng hải phải được giảm mức công suất nhỏ nhất cần

thiết đủ bao phủ trong vùng dịch vụ thông tin của mình.

Tất cả mọi phát xạ trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải phải kèm theo nhận dạng của đài phát.

Nghiêm cấm mọi phát xạ không có nhận dạng, hoặc mạo danh nhận dạng.

4.2.4. Điều khiển phiên liên lạc

Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải, đài nào giữ quyền điều khiển phiên liên lạc, thì trong

phiên liên lạc, đài đó sẽ điều khiển những vấn đề sau:

+ Chỉ định phương thức và tần số thông tin tiếp theo.
+ Thời gian liên lạc.
+ Thứ tự ưu tiên.
+ Kết thúc liên lạc, và kể cả đình chỉ phiên liên lạc, ...
Trong các cuộc thông tin giữa đài bờ và đài tàu, thì đài bờ sẽ giữ quyền điều khiển phiên liên lạc.
Trong các cuộc thông tin giữa tàu với tàu, thì tàu nào chủ động gọi, đài tàu đó sẽ giữ quyền điều

khiển phiên liên lạc.

4.2.5. Thứ tự ưu tiên trong các cuộc gọi.

Trong các dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, cũng như dịch vụ thông tin lưu động hàng hải vệ tinh

sẽ áp dụng mức ưu tiên cho các cuộc gọi theo thứ tư sau:

+ Các cuộc gọi cấp cứu, điện cấp cứu và thông tin cấp cứu.
+ Các cuộc gọi khẩn cấp và thông tin khẩu cấp.
+ Các cuộc gọi an toàn và thông tin an toàn.
+ Những thông tin liên quan đến vô tuyến định vị.
+ Những thông tin liên quan dài hoạt động tìm kiếm và cứu linh.
+ Những thông, tin liên quan đến an toàn hàng hành của tầu biển, máy bay và các bức điện dự báo khí

tượng của các tổ chức khí lượng.

+ Các bức điện của tổ chức liên hợp Quốc.
+ Các bức điện của Chính Phủ.
+ Các dịch vụ thông tin công cộng.

4.2.6. Qui về cấm phát thanh và phát hình trên biển.

43

background image

Các tàu khi hành trình trên biển, nghiêm câm các dịch vụ phát thanh, phát hình trên biển

4.2.7. Gọi và trả lời cuộc gọi.

Gọi và trả lời cuộc gọi trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải phải tuân theo các qui định của Tổ

chức tư vấn vô tuyến điện quốc tế - CCIR ; các cuộc gọi có thể được thực hiện trên những tần số quốc tế,
hoặc quốc gia dược qui định dùng các cuộc gọi và bắt liên lạc, hoặc trên những tần số trực canh của các dài
bờ hoặc các dài làm dịch vụ lưu động hàng hải.

Nghiêm cấm các cuộc gọi bắt liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần; thột cuộc gọi tới một đài khác mà

được phát tích nhiều lần số cùng một lúc là không dược phép.

Những thủ tục qui định trong chương này không áp dụng cho các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an

toàn.

4.3. THỦ TỤC KHAI THÁC

DSC

Phương thức thông tin bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong hệ thống thông tin GMDSS ngoài mục

đích giành cao cấp cứu khẩn cấp và an toàn, trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải chỉ dùng để gọi và
bắt liên lạc, việc trao đổi thông tin phải sử dụng bằng phương thức thông tin khác.

4.3.1. Tần số dùng trong các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC.

Tần số mà các đài duyên hải sử dụng cho kỹ thuật gọi chọn số đều được chỉ lỗ trong danh bạ các đài

duyên hải.

Việc gọi và trả lời cuộc gọi bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC được quy định thực hiện trên những tần

số DSC quốc tế, hoặc quốc gia giành riêng cho gọi và bắt đầu liên lạc cho mục đích thông tin thông thường.
Những tần số DSC quốc tế và quốc gia dùng cho các cuộc gọi và bắt liên lạc trong dịch vụ thông tin lưu
động hàng hải được trình bày trong bảng 4.1.

Các đài bờ cũng như các đài tầu khi sử dụng các thiết bị gọi chọn số trong các dịch vụ thông tin lưu

động hàng hải trên các dải tần số 415 khz, 526,5 khz, 160,5 khz, 4000 khz và dải tần 40000 khz - 27500 khz
đều phải giảm mức công suất nhỏ nhất cần thiết đủ cho mục đích thông tin của đài đó.

Tần số 455,5 khz là tần số DSC quốc tế được thiết kế cho tất cả các đài duyên hải. Để giảm can

nhiễu, tần số này được quy định cho các đài tầu của quốc gia khác, hoặc trong trường hợp đài duyên hải
không cần biết tần số trực canh của đài tầu.

Tần số 458,5 khz là tần số DSC quốc tế được thiết kế cho tất cả các đài tàu có băng tần DSC 415 khz

- 526,5 khz. Đề giảm can nhiễu, tần số này chỉ được sử dụng để gọi các đài Duyên Hải khi cuộc gọi đó
không thể thực hiện được trên các tần số quốc gia đã được thiết kế cho các đài Duyên Hải đó.

Tần số dùng để trả lời cuộc gọi bằng DSC thông thường là những tần số cặp đôi với tần số gọi.
Khi một đài tàu gọi đài Duyên Hải bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong dải tần 1602 khz - 4000 khz

có thể gọi trên một kênh DSC quốc gia khác bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC.

Một đài tàu gọi một đài tầu khác bằng kỹ thuật gọi chọn số, sẽ được thực nhiện trên tần số DSC quốc

tế 2177 khz và tần số này cũng được để trả lời các cuộc gọi bằng DSC giữa tàu với tàu.

Một đài Duyên hải gọi một đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC, có thể gọi trên kênh tần số DSC

quốc tế 2177 khz và tần số này cũng được dùng để trả lời các cuộc gọi bằng DSC giữa tàu với tàu.

Một đài Duyên Hải gọi một đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC, có thể gọi trên kênh tần số DSC

mà đài bờ đang trực canh, hoặc trên tần số DSC quốc tế 2177 khz được thiết kế cho tất cả các đài duyên hải
có thiết bị DSC. Để giảm can nhiễu, tần số này được quy định để gọi các đài tàu của một quốc gia khác,

44

background image

hoặc sử dụng trong trường hợp mà đài Duyên hải không biết các tần số DSC trong băng tần 1605 - 4000
khz mà đài tầu dđng trực canh.

Khi gọi một đài duyên hải bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong băng tần 4000 - 27500 khz, đài tàu

có thể gọi trên kênh tần số DSC quốc gia mà đài bờ đang trực canh, hoặc trên một trong những tần số DSC
quốc tế thích hợp trong băng tần đó (xem bảng tần số DSC 4-1). Những tần số này có thể được thiết kế cho
tất cả các đài tàu. Để giảm can nhiễu, những tần số này chỉ được sử dụng khi các cuộc gọi đó không thể
thực hiện được trên các tần số quốc gia.

Khi gọi các đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số trên các tần số trong băng tần 4000 - 27500 khz, các đài

duyên hải có thể gọi trên một kênh tần số quốc gia mà đài duyen hải đang trực canh, hoặc trên một trong
những tần số quốc tế trong băng tần đó. Những tần số này có thể được thiết kế cho tất cả các đài Duyên hải
có thiết bị DSC. Để giảm can nhiễu, những tần số này được quy định dùng để gọi các đài tàu của một quốc
gia khác, hoặc trong trường hợp các đài Duyên hải không biết các tần số DSC mà dài tầu đang trực canh.

Tần số 156.525 Mhz (kênh 70 VHF - DSC) trong băng tần 156 - 174 mhz ngoài mục đích giành cho

các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng DSC, còn được quy định dùng để gọi và trả lời cuộc gọi
bằng DSC cho các mục đích thông tin thông thường giữa dài tàu với đài duyên hải, hoặc giữa đài tàu với
đài tầu trong trường hợp trên tần số đó không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.

Các tần số dùng để gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC được trình bày trong bảng 4.1 sau đây:

File no.

File name

Tx (khz)

Rx (khz)

Remarkes

10

INTL - 04M

458.5

455.5

11

INTL - 04M

2189.5

2177

12

INTL - 2m

4208.0

4219.5

13

INTL - 4m

6312.5

6331

14

INTL - 6m

8415.0

8436

15

INTL - 12m

12577.5

12657

16

INTL - 16m

16805.0

16903

17

INTL - 18m

18898.5

19703.5

18

INTL - 22m

22374.5

22444

19

INTL - 25m

25208.5

26121

22

LOCAL1 - 4M

4208.5

4220

23

LOCAL1 - 6M

6313.0

6331.5

24

LOCAL1 - 8M

8415.5

8437

25

LOCAL1 - 12M

12578.0

12657.5

26

LOCAL1 - 16M

16805.5

16903.5

27

LOCAL1 - 18M

18899

19704

28

LOCAL1 - 22M

22375

22444.5

29

LOCAL1 - 26M

25209

26121.5

32

LOCAL2 - 4M

4209

4220.5

33

LOCAL2 - 6M

6313.5

6332.0

34

LOCAL2 - 8M

8416

8437.5

35

LOCAL2 - 12M

12578.5

12658

36

LOCAL2 - 16M

16806.0

16904

37

LOCAL2 - 18M

18899.5

19704

38

LOCAL2 - 22M

22375.5

22445

39

LOCAL2 - 25M

25209.5

26122

Bảng 4.1. Bảng tần số gọi và trả lời dùng cho DSC.

45

background image

4.3.2. Trực canh bằng DSC

Tấtc cả các đài tầu được trang bị các thiết bị gọi chọn số DSC, đều phải trực canh tự động trên những

tần số DSC trng những băng tần thích hợp mà tàu đã được trang bị.

Một đài Duyên hải làm nghiệp vụ thông tin công cộng quốc tế, dùng các thiết bị gọi chọn số DSC

trong băng tần 1605 - 4000 khz, trong suốt giờ nghiệp vụ của mình phải duy trì việc trực canh tự động trên
các tần số gọi quốc gia và quốc tế thích hợp. Giờ nghiệp vụ của mình phải duy trì việc trực canh tự động
trên các tần số gọi quốc gia và quốc tế thích hợp. Giờ nghiệp vụ và các tần số trực canh của các đài tầu
duyên hải được đăng ký quốc tế và chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải.

Các dài tầu khi được trang bị các thiết bị gọi chọn số DSC để làm việc trong các băng tần 1605 -

4000 khz và tàu chỉ hoạt động trong vùng phủ sóng của thiết bị DSC trên các đài duyên hải ứng với băng
tần số đó, phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên một hoặc nhiều tần số thích hợp trong băng
tần 1605 - 4000 khz.

Trong băng tần 156 - 174 mhz, những thông tin liên quan đến việc trực canh tự động bằng DSC trên

tàn số 156.525 mhz (kênh 70 VHF) của các đài duyên hải. Các đài tầu được trang bị các thiết bị gọi chọn số
DSC trong băng tần này, trong khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh tự động trên tần số
156.525 mhz (kênh 70VHF).

4.3.3. Những quy định chung áp dụng trong cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC.

Những quy định trình bày trong phần này được áp dụng cho các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi trong

thông tin thông thường bằng kỹ thuật gọi chọn số, không áp dụng cho các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và
an toàn.

Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC cũng phải thuân thủ đầy đủ các quy định về chống can

nhiễu, điều khiển phiên liên lạc, thứ tự ưu tiên trong cuộc gọi, như đã trình bày trong phần quy định chung.

Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định về chống can

nhiễu, điều khiển phiên liên lạc, thứ tự ưu tiên trong cuộc gọi, .... như đã trình bày trong phần quy định
chung.

Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trên các tần số từ 415 khz đến 526,5

khz , các đài duyên hải phải dùng mức công suất cần thiết nhỏ nhất đủ để bao phủ vùng thông tin của mình;
đối với các đài tàu phải đa hạn chế ở mức công suất không quá 400w. Trong băng tần 4000 khz đêến27500
khz công suất của các đài tàu không vượt quá 1,5kw.

4.3.4. Thủ tục gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC.

Những thủ tục được trình bày sau đây chỉ áp dụng cho các cuộc gọi bằng DSC, trừ các trường hợp

cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Trong cuộc gọi, hoặc trả lời cuộc gọi sẽ phải bao gồm những thông tin để chỉ
ra rằng cuộc gọi hoặc trả lời cuộc gọi cho một đài hay nhiều đài, số nhận dạng của đài gọi hay đài trả lời
cuộc gọi; phương thức thông tin tiếp theo (đối với cuộc gọi) cũng như tần số hoặc kênh làm việc. Các cuộc
gọi từ các đài Duyên Hải phải luôn luôn kèm theo các thông tin này, Đối với các cuộc gọi từ các dài tầu với
một dài duyên hải, thông tin về tần số hoặc kênh làm việc tiếp theo không nhất thiết phải có trong cuộc gọi.

Để soạn thảo một cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bao gồm những thông tin như sau:

Những nội dung cần soạn thảo

Phươnng phảp

- Format (định dạng cuộc gọi hoặc trả lời cuộc gọi)
- Category (chọn mức ưu tiên)
- Sefl - identifacation (số nhận dạng của đài gọi hoặc đài

xác nhận cuộc gọi).

- Selected
- Entered
- Selected
- Đã mặc định trước

46

background image

- Telecommand inforrmation (phương thức thông tin tiếp

theo)

- Frequency information (phần số thông tin tiếp theo)
- DSC frequency (phần số DSC) (chỉ đối với cuộc gọi)

- Selected
- Entered
- Entered

Sau khi soạn thảo đầy đủ những nội dung như trên, cuộc gọi hoặc trả lời cuộc gọi sẽ được sắn sàng:

"Ready for calling" hoặc "Ready for acknowledge".
4.3.4.1. Một đài duyên hải gọi đài tàu

Một đài duyên hải gọi đài tàu sẽ có hai loại gọi như sau:
- Routine call;
- Ship's business call.
Nếu cuộc gọi được nối mạng trực tiếp giữa thuê bao và đài duyên hải, thì đài duyên hải sẽ yêu cầu

thuê bao vị trí dự đoán của tàu. Thông tin này giúp cho đài duyên hải có thể thiết lập thông tin với đài tàu
có hiệu quả hơn. Nếu người gọi từ máy thuê bao không thể cung cấp được vị trí của tàu thì nhân viên khai
thác của đài duyên hải sẽ cố gắng xác định và thiết lập đường thông tin trong điều kiện đài duyen hải có thể
thực hiện được, kể cả việc phát chuyển tiếp qua một đài duyên hải khác nếu điều đó là thích hợp.

Một cuộc gọi như vậy từ đài duyên hải tới đài tầu bằng thiết bị DSC như sau:
- Định dạng cuộc gọi.
- Địa chỉ của tàu cần gọi (9 số MMSI).
- Chọn mức ưu tiên cho cuộc gọi.
- Chọn phương thức thông tin tiếp theo.
- Chọn tần số thông tin tiếp theo (tần số phải phù hợp với phương thức thông tin.
- Chọn tần số gọi DSC.
(Số nhận dạng ID của đài gọi đã được mặc định trước tring thiết bị DSC và sẽ tự động phát đi kèm

theo trong cuộc gọi).

Sau đó đài duyên hải sẽ thực hiện cuộc gọi.
Ví dụ:
Một cuộc gọi DSC thông thường cho một tàu có ID 574357212 để hẹn một cuộc thông tin thoại trên

kênh làm việc 820 như sau:

- Format

: individual.

- Address

: 547357212.

- Category

: Routine

- Teleccommand

: J3E.

- Frequency

: ch 820.

- DSC freq

: Tx 84370. / Rx 8415.5 khz.

Việc chọn tần số cho một cuộc gọi từ các đài duyên hải tới các đài tầu bằng DSC, các khai thác viên

của đài duyen hải phải chọn sao cho thích hợp với việc trực canh của các tầu đó.

Trước khi bắt đầu cuộc gọi, khai thác viên của đài duyên hải phải lắng nghe và kiểm tra để chắc chắn

rằng trên tần số gọi không có bất kỳ một cuộc gọi nào đang được tiến hành.

Các cuộc gọi sẽ chỉ được phát một lần trên duy nhất một tần số hoặc kênh gọi đã được chọn. Trừ

những trường hợp đặc biệt, một cuộc gọi có thể được phát đồng thời trên nhiều tần số.

47

background image

Khi gọi các đài tầu, các đài duyên hải có thể phát một cuộc gọi hai lần trên cùng một tần số gọi, thời

gian nghỉ giữa hai lần gọi phải ít nhất là 45 giây, miễn rằng trong khoảng thời gian đó không có bất kỳ một
xác nhận nào. Khi gọi trên các tần số quốc gia, các dài duyên hải có thể phát 5 cuộc gọi trên cùng một tần
số, nếu đài được gọi không xác nhận cuộc gọi, thì cuộc gọi có thể được phát lại trên cùng tần số gọi (hoặc
trên một tần số khác) sau một chu kỳ ít nhất là 5 phút (5 giây đối với hệ thống VIII, hoặc UHF tự động).
Thông thường nó được nhắc lại sau khoảng thời gian 5 phút. Nếu đài duyên hải nhận được một xác định thì
sẽ không phát lại cuộc gọi nữa, và cuộc gọi chỉ được nhắc lại sau đó ít nhất một khoảng thời gian 15 phút.

Khi một đài được gọi là không trả lời cuộc gọi, thì cuộc gọi đó sẽ không được nhắc lại sau một

khoảng thời gian ít nhất là 30 phút. Cuộc gọi như vật cũng sẽ không được nhắc lại quá 5 lần trong 24 giờ.
Tổng số lần gọi trên các tần số gọi mà nó đã chiếm trong một cuộc gọi thông thường không quá một phút.
4.3.4.2. Đài tầu gọi là đài duyên hải

Khi gọi một đài duyên hải, các đài tàu tốt nhất là dùng các tần số hoặc kênh gọi quốc gia của các đài

duyên hải.

Thực tế trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải, phương pháp dùng để phát một cuộc gọi bằng

DSC tới một đài duyên hải hoặc một tàu khác như sau:

- Điều chỉnh máy phát về kênh hoặc tần số DSC.
- ĐỊnh dạng cho cuộc gọi trên thiết bị cuối DSC (format).
- Trên bàn phím (keyboard) hoặc bằng các phím chức năng, đưa vào máy những thông tin sau:
- Địa chỉ: Đưa 9 số nhận dạng MMSI của đài cần gọi.
- Chọn loại cuộc gọi (cateloggy): trong thông tin thông thường là "routine".
- Phương thức thông tin tiếp theo.
- Đề nghị kênh hoặc tần số làm việc, nếu cuộc gọi giữa tàu với tàu.
- Tần số DSC cho cuộc gọi.
Sau khi tiến hành soạn thảo xong bức điện cho cuộc gọi, đài tàu sẽ tiến hành cuộc gọi.
Đài tầu phải chọn tần số gọi DSC thích hợp và phải là các tần số trực canh của đài bờ.
Ví dụ:
Cuộc gọi từ đài tầu tới một đài duyên hải có ID 005741996 như sau:
- Format

: individual.

- Address

: 005741996

- Category

: Routine

- Teleccommand

: J3E.

- Frequency

: ch 820.

- DSC freq

: Tx 84370. / Rx 8415.5 khz.

Cuộc gọi từ đài tàu tới một đài tàu khác:
- Format

: individual.

- Address

: 5474100453

- Category

: Routine

- Teleccommand

: J3E.

- Frequency

: ch 820.

- DSC freq

: Tx 84370. / Rx 8415.5 khz.

48

background image

Cần chú ý rằng trong cuộc gọi giữa tàu với đài tàu duyên hải, đài tầu sẽ không đưa ra kênh hoặc tần

số làm việc, mà đài duyên hải sẽ chỉ định tần số hoặc kênh làm việc trong xác nhận bằng DSC của đài
duyên hải.

Trước khi phát cuộc gọi trên tần số gọi DSC, sỹ quan khai thác tàu phải lắng nghe và kiểm tra để

chắc chắn rằng không có bất kỳ một cuộc gọi nào đang được thực hiện trên tần số này.

Nếu một đàu được gọi mà không trả lời cuộc gọi, thì đài tàu gọi sẽ không phát lại cuộc gọi sau một

khoảng thời gian ít nhất là 5 phút đối với phương thức "bắt tay" bằng công nhân; hoặc 5 giây hoặc 25 giây
đối với các trường hợp tự động hoặc bán tự động.
4.4. PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN BẰNG VÔ TUYẾN ĐIỆN THOẠI

4.4.1. Gọi và trả lời cuộc gọi bằng vô tuyến điện thoại

Trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải đối với hệ thống tin mặt đất, việc gọi và bắt liên lạc có thể

được thực hiện thông qua thiết vị gọi chọn số DSC, hoặc thiết bị trực tiếp bằng phương thức thông tin
thoại. Trong phần này sẽ trình bày phương pháp gọi và trả lời cuộc gọi trực tiếp bằng phương thức thông
tin vô tuyến điện thoại.

4.4.2. Tần số sử dụng cho cuộc gọi và trả lời cuộc gọi

Phương thức thông tin vô tuyến điện thoại trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải được quy

định dùng chế độ thoại đơn biên SSB ở tất cả các băng tần: 1605 - 4000 khz và 4000 - 27500 khz.

Công suất của tín hiệu trong các cuộc gọi sẽ phải hạn chế ở mức công suất cần thiết giỏi nhất để sao

cho không gây can nhiễu tới các dịch vụ thông tin di động hàng hải của các bài khác trong khu vực lân cận.

Những tần số hoặc những cặp tần số (trường hợp duplex trong dịch vụ thông tin vô tuyến điện thoại

của các đài duyên hải, được chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải).

Bằng tần số 1605 khz - 4000 khz: Tần số 2182 khz và tần số vô tuyến điện thoại quốc tế, được quy

định để gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Trong trường hợp không có các thông tin liên lạc đến cấp cứu,
khẩn cấp và an toàn, tần số này còn được dùng để gọi và trả lời cuộc gọi cho các mục đích thông tin thường
bằng vô tuyến điện thoại.

Tần số này cũng được các đài duyên hải dùng để loan báo phát điểm danh các tàu "trappic list" để sau

đó thực hiện việc điểm danh các tàu trên một tần số khác. Tất cả những cuộc phát xạ trên tần số 2182 khz
ngoài mục đích cấp cứu cần phải nắng nghe để chắc chắn rằng không có một thông tin cấp cứu nào đang
được tiến hành trên tần số đó.

Khi các đài duyên hải sử dụng tần số 2182 khz cho mục đích gọi và bắt liên lạc, thì các đài duyên hải

đó phải được thiết kế ít nhất một tần số khác với tần số 2182 khz nằm trong băng tần 1605 - 2850 khz và
có khả năng làm việc ở chế độ J3E. Các tần số này phải được đăng ký trong danh bạ các đài duyên hải.

Khi các dải tần gọi các đài duyên hải, hoặc dải tần gọi một đài tầu khác bằng vô tuyến điện thoại trên

băng tần 1605 - 4000 khz có thể được gọi trên tần số 2180 khz.

Ngoài ra một đài tầu gọi một đài duyên hải có thể được thực hiện trên một lần số làm việc mà đài

duyên hải đó đang trực thanh. Và một đài tầu gọi một đài tầu khác cũng có thể được gọi trên một tần số
"Intership" giành cho thông tin giữa tàu với tàu.

Một quy định chung, khi các đài duyên hải gọi một đài tàu của một quốc gia khác bằng vô tuyến điện

thoại trên băng tần 1605 - 4000 khz sẽ được gọi trên tần số 2182 khz.

Các đài duyên hải cũng có thể gọi các đài tàu thông qua một cuộc bằng DSC.
Băng tần 4000 khz - 27500 khz: Các tần số đơn viên "simplex": 4125 khz, 6215khz, 8591 khz, 12590

khz, 16400 khz, 18759 khz, 22060 khz, 25097 khz dùng cho các đài duyên hải và các đài tàu để gọi và bắt

49

background image

liên lạc bằng vô tuyến điện thoại bằng các tần số: 4125 khz, 6215khz, 8291 khz, 12290 khz và 16.420khz
được quy định dùng cho các cuộc gọi cấp cứu và những thông tin liên lạc đến cấp cứu, nhưng trong trường
hợp trên những tần số này không có các cuộc gọi và những thông tin liên lạc đến cấp cứu nhưng trong
trường hợp trên những tần số này. Những tần số này không có các cuộc gọi và những thông tin liên lạc đến
cấp cứu, khẩn cấp và an toànn thì được phép dùng những tần số đó để gọi và bắt liên lạc bằng vô tuyến điện
thoại cho mục đích thông tin thông thường. Trước khi phát trên những tần số cấp cứu thoại này các đài phải
nắng nghe để chắc chắn rằng không có bất kỳ một thông tin liên lạc đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn nào
đang được tiến hành trên các tần số đó.

Đối với các đài duyên hải có thể sử dụng các tần số sau đây cho các cuộc gọi bằng vô tuyến điện

thoại: 4417khz, 6516khz, 8779khz, 13137khz, 17302 khz, 19770khz, 22756khz, 26172khz.

Giờ nghiệp vụ tần số làm việc cũng như các tần số trực canh của các đài duyên hải. Những tần số này

được đăng ký trong các danh bạ các đài duyên hải bằng tần số 156mhz - 17mhz. Đây là băng tần VHF dùng
cho vô tuyến điện thoại được chia thành các kênh Simplex làm việc ở chế độ G3E. Trong đó tần số
156.8mhz kênh 16 Simplex được quy định là tần số quốc tế dành cho các cuộc gọi và những thông tin liên
lạc đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Trong trường hợp trên tần số 156.8 mhz không có các cuộc gọi cấp
cứu, khẩn cấp và an toàn hoặc những thông tin liên lạc đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn thì tần số này có
thể được dùng cho các đài bờ và các đài tàu để gọi và bắt liên lạc, tần số này còn được dùng cho các đài
duyên hải loan báo việc phát điểm danh và những thông tin hàng hải quan trọng (việc phát điểm danh và
phát những thông tin hàng hải đó sẽ được thực hiện trên một tần số khác) nhưng các cuộc gọi như vậy phải
được hạn chế và không được kéo dài quá 1 phút. Trước khi phát trên tần số này phải nắng nghe để chắc
chắn rằng không có bất kỳ một thông tin nào liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn đang được thực
hiện trên tần số đó.

Khi tần số 156,8 mhz đang được sử dụng cho các thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn, thì cuộc

gọi có thể thực hiện trên các kênh làm nghiệp vụ cảng có tần số 156,6 mhz (kênh 12).

Để bảo vệ cho kkênh 16 (tần số 156,8 mhz) nghiêm cấm tất cả các đài phát xạ trong đoạn tần số từ

156.7625 - 156.8375 mhz. Do đó kênh 75 và kênh 76 trong băng tần VHF không được phép sử dụng.

Các đài duyên hải cũng như các đài tầu trong nghiệp vụ thông tin thông thường có thể dùng một kênh

tần số làm việc để gọi và bắt liên lạc.

Những kênh trực canh, kênh làm việc hoặc những kênh được quy định dùng cho các cuộc gọi và bắt

liên lạc của các đài duyên hải đều được đăng ký quốc tế và được ghi rõ trong danh bạ các đài duyên hải.

Trong danh bạ các đàio duyên hải cũng chỉ rõ tần số làm việc bình thường (có thể là tần số trực canh)

của đài duyên hải đó bằng cách những tần số được in đậm.

Kênh tần số trong băng tần VHF (từ 156 - 174 mhz) được trình bày trong bảng 4.2.

50

background image

Kênh quốc tế (International channels):

CH

Tx

(mhz)

Rx

(mhz)

CH

Tx

(mhz)

Rx

(mhz)

01

156.050

160.650

60

156.025

160.625

02

156.100

160.700

61

156.075

160.675

03

156.150

160.750

62

156.125

160.725

04

156.200

160.800

63

156.175

160.775

05

156.250

160.850

64

156.225

160.825

06

156.300

160.900

65

156.275

160.875

07

156.350

160.950

66

156.325

160.925

08

156.400

156.400

67

156.375

156.375

09

156.450

156.450

68

156.425

156.425

10

156.450

156.450

69

156.475

156.475

11

156.500

156.500

70

156.525

156.525

12

156.550

156.550

71

156.575

156.575

13

156.600

156.600

72

156.625

156.625

14

156.650

156.650

73

156.675

156.675

15

156.700

156.700

74

156.725

156.725

16

156.750

156.750

75

156.875

156.875

17

156.800

156.800

76

156.925

161.525

18

156.850

156.850

77

156.975

161.575

19

156.900

161.500

78

157.025

161.625

20

156.950

161.550

79

157.075

161.675

21

157.000

161.600

80

157.125

161.725

22

157.050

161.650

81

157.175

161.775

23

157.100

161.700

82

157.225

161.825

24

157.200

161.750

83

157.275

161.875

25

157.250

161.800

84

157.325

161.925

26

157.300

161.850

85

157.425

1161.975

27

157.350

161.900

86

162.025

28

157.400

161.950

87

Bảng 4.2: a/ Kênh VHF quốc tế

51

background image

Kênh Mỹ (USA channels):

CH

Tx

(mhz)

Rx

(mhz)

CH

Tx

(mhz)

Rx

(mhz)

01A

156.050

160.650

60

156.025

160.625

02A

156.100

160.700

61

156.075

160.675

03A

156.150

160.750

62

156.125

160.725

04A

156.200

160.800

63A

156.175

160.775

05A

156.250

160.850

64

156.225

160.825

06

156.300

160.900

65A

156.275

160.875

07A

156.350

160.950

66A

156.325

160.925

08

156.400

156.400

67

156.375

156.375

09

156.450

156.450

68

156.425

156.425

10

156.450

156.450

69

156.475

156.475

11

156.500

156.500

70

156.525

156.525

12

156.550

156.550

71

156.575

156.575

13

156.600

156.600

72

156.625

156.625

14

156.650

156.650

73

156.675

156.675

15

156.700

74

156.725

156.725

16

156.750

156.750

75

156.875

156.875

17

156.800

156.800

76

156.925

161.525

18A

156.850

156.850

77

156.975

161.575

19A

156.900

161.500

157.025

161.625

20

156.950

161.550

79A

157.075

161.675

21A

157.000

161.600

80A

157.125

161.725

22A

157.050

161.650

81A

157.175

161.775

23A

157.100

161.700

82A

157.225

161.825

24

157.200

161.750

83A

157.275

161.875

25

157.250

161.800

84

157.325

161.925

26

157.300

161.850

85

157.425

1161.975

27

157.350

161.900

86

162.025

28

157.400

161.950

87

Bảng 4.2: b/ Kênh VHF của Mỹ

52

background image

4.4.3. Trực canh trong thông tin vô tuyến điện thoại

Các đài duyên hải làm nghiệp vụ thông tin công cộng quốc tế trong giờ nghiệp vụ của mình phải duy

trì việc trực canh, giờ nghiệp vụ và tần số trực canh của các dài duyên hải được ghi rõ trong danh bạ các đài
duyên hải.

Khi trong vùng dịch vụ vô tuyến diện thoại của một dài duyên hải trực canh trên tần số 156.8 mhz

(kênh 16 VHF), băng tần nên duy trì việc trực canh trên lần số này. Nếu các đài tầu chỉ trang bị thiết bị
thoại VHF trong băng tần 156 - 174 mhz, trong khi hành trình trên biển, phải duy trì việc trực canh lịch tần
số 156.8 mhz (kênh 16).

Các đài tầu khi thực luật thông tin với một đài cảng, nếu được sự chấp thuận của cơ quan chính

quyền có liên quan sẽ chỉ duy trì việc trực canh trên tần số giành cho nghiệp vụ khai thác cảng, miễn rằng
việc trực canh trên kênh 16 VHF đã được thực hiện bởi đài cảng đó.

Các dài tầu khi thực hiện thông liu với một đài bờ trong dịch vụ điều động tầu và được sự chấp thuận

của chính quyền có liên quan, có thể chỉ phải duy trì liên tục việc trực canh trên tần số giành cho dịch vụ
điều động tàu, được in đậm trong danh bạ các đài duyên hải. Nếu đàu bở đó có dịch vụ điều động tàu nằm
trong vùng mà ở đó, tần số 156,8 mhz (kênh 12) hoặc một tần số giành cho hoạt động khai thác cảng, được
in đậm trong danh bạ các dài duyên hải.

Các đài làm nghiệp vụ lưu động hàng hải khi nghe được một cuộc phát có liên quan đến an toàn hàng

hành, sẽ phải lắng nghe bức điện đó cho đến khi chắc chắn rằng những thông tin đó không liên quan đến
mình. Các đài không được có bất kỳ một phát xạ nào có thể gây can nhiễu tới cuộc thông tin đó.

4.4.4. Những qui định áp dụng trong cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng vô tuyến điện
thoại.

Những qui định được trình bày dưới dây chỉ áp dụng cho các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động

hàng hải bằng vô tuyến điện thoại, trừ các trường hợp cấp cứu khẩn cấp và an toàn.

Để giảm can nhiễu và giữ bí mật trong thông tin lưu động hàng hải, các cuộc tương lin vô tuyến điện

thoại giữa tầu với bờ bằng các thiết bị vô tuyến điện thoại thích hợp được trang bị trên tàu, nếu có thể được,
nên sử dụng ở chế độ duplex.

Việc sử dụng các thiết bị phát xạ vô tuyến điện thoại để gọi liên lục hoặc lặn đi lặp lại nhiều lần hoặc

đề quá trình nhận dạng trong dịch vụ thông tin vô tuyến điện thoại thông thường là không được phép.

Một đài không được phép phát thông tin về nhận dạng đồng thời tích hai hoặc nhiều tàu số khi việc

thông tin chỉ cận với một đài.

Một đài sẽ không được phát bất kỳ một sáng mang nào giữa các cuộc gọi có thể gây can nhiễu hoặc

làm gián đoạn các cuộc gọi đó. Tuy nhiên, các đài có hệ thống vô tuyến điện thoại tự động có thể được phát
các tín hiệu với điều kiện công suất phát phải được giới hạn ở mức cần thiết nhỏ nhất, việc phát đó không
gây can nhiễu tới các dịch vụ thông tin di động hàng hải ở quốc gia hoặc khu vực sở tại.

Các đài duyên hải được trang bị các thiết bị vô tuyến điện thoại có thể phát và thu các bức điện bằng

vô tuyến điện thoại, các nghiệp vụ như vậy trong nghiệp vụ thông tin công cộng của các đài duyên hải được
đăng ký trong danh bạ các đài duyên hải.

Thông tin vô tuyến điện thoại, khi ngôn ngữ gặp khó khăn trong quá trình thông tin, trong trường hợp

cần thiết phải sử dụng bảng đánh vần các chữ cái và chữ số quốc lê giành cho thông tin hàng hải.

4.4.5. Thủ tục gọi và trả lời cuộc gọi bằng vô tuyến điện thoại

53

background image

Trước khi bắt đầu một cuộc gọi, đài gọi sẽ phải lắng nghe và kiểm tra để chắc rằng việc phát đó sẽ

không làm gián đoạn các cuộc phát khác đang được tiến hành. Nếu việc gây nhiều là có thể thì đài đó phải
đợi đến khoảng thời gian gián đoạn thích hợp trong cuộc gọi đó mới được quyền phát xen vào.

Nếu việc lắng nghe và kiểm tra như vậy đã được thực hiện, những việc phát của đài mình vẫn gây can

nhiễu lới một cuộc phát khác đang được tiến hành thì:

- Đối với đài tàu mà việc phát của nó là nguyên nhân gây can nhiễu tới một cuộc thông tin của mắt

đài di động với một đài duyên hải, thì đài đó sẽ phải ngừng việc phát ngay lập tức ở yêu cầu đầu tiên của
đài duyên hải.

- Đối với đài tàu mà việc phát của nó là nguyên nhân gây can nhiễu tới một cuộc thông tin đang được

tiến hành giữa các đài di động, thì đài đó sẽ phải ngừng việc phát ngay lập tức ở yêu cần đầu tiên của một
trong những đài di động đang bị gây nhiễu.

Những đài đã đưa ra yêu cầu việc ngừng phát này cũng sẽ phải đưa rõ khoảng thời gian phải đợi mà

việc phát của nó cần để thực hiện.
4.4.5.1. Các cuộc gọi bằng vô tuyến điện thoại.

Một đài tầu chỉ có thể gọi một đài duyên hải khi nó nằm trong vùng hoạt động của đài duyên hải đó

bằng việc sử dụng một tần số thích hợp, và đài duyên hải đó cũng phải nằm trong vùng hoạt động của đài
tàu. Tuy nhiên, một đài duyên hải có "traffic" cho một đài tàu, có thể gọi đài tầu nếu có lý do để chắc chắn
rằng đài tàu đang trực canh và nằm trong vùng dịch vụ của một đài duyên hải đó.

Mỗi một đài duyên hải sẽ phải phát các cuộc gọi của nó dưới dạng "traffic list", bao gồm tên tầu hoặc

hô hiệu hoặc số nhận dạng theo một thứ tự nhất định như A, B, C, ... hoặc 1, 2, 3, ... của tất cả các đài tầu
mà nó có traffic. Các cuộc gọi này sẽ được chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải về tần số gọi, thời gian
gọi. Các cuộc gọi khoảng thời gian không ít hơn 2 giờ và không nhiều hơn 4 giờ trong giờ nghiệp vụ của
các đài duyên hải, phải có ít nhất một lần gọi "tranffic list".

Các đài duyên hải sẽ phát "tranffic list" của mình trên các tần số làm việc bình thường trong các băng

tần thích hợp của đài duyen hải đó. Việc phát "traffic list" sẽ được thực hiện trước về thời gian (và được ưu
tiên) bằng một cuộc gọi chung cho tất cả các tàu.

Các đài duyên hải sẽ phát "traffic list" của mình trên các tần số làm việc bình thường trong các băng

tần thích hợp của đài duyên hải đó. Việc phát "tranffic lít" sẽ được thực hiện trước về thời gian (và được ưu
tiên) bằng một cuộc gọi chung cho tất cả các tầu.

Cuộc gọi chung cho tất cả các tầu để loan báo "traffic list" Có thể được phát trên một hoặc nhiều tần

số gọi (sẽ được đăng ký trong danh bạ các đài duyên hải).

Thủ tục một cuộc gọi đề loan báo một "traffic list" như sau:
- "Hello all stations hoặc CQ (Cllarlie Quebec)

không quá 3 lần.

-This is hoặc DE (delta echo)

một lần.

"Radio" (tên đài duyên hải phát trafric list)

không quá 3 lần.

"Listen my trarric list on .... khz (on .... channel)".
Đài duyên hải sẽ đưa ra (hoặc đã có trong danh bạ các đài duyên hải (list of radio coast station) tần số

mà đài duyên hải sẽ pllát "traffic list"' Thủ tục trên đây là bắt buộc khi cuộc gọi được thực hiện trên tần số
2182 khz và tần số 156,8 mhz. (kênh 16 VHF).

Ví dụ:
Dải sóng VHF:
Trên kênh 16 VHF, đài duyên hải tiến hành gọi traffic list như sau:

54

background image

- Hello all ships;

3 lần;

This is;

1 lần;

- Tokyo radio

3 lần

"Listen my trarric list on 25 channel"
Dải sóng HF:
Hello all ships;

không quá 3 lần;

This is;

1 lần.

- Hongkong Rado

Không quá 3 lần

"Listen my traffic list on ...... khz"
Tuy nhiên trong truờng hợp cuộc gọi được thực hiện trên băng tần VHF từ 156 - 174 mhz (trừ tần số

156,8 mhz - kênh 16) và điều kiện để thiết lập một cuộc gọi là tốt thì các thủ tục gọi trên dây chỉ cần thực
hiện lthư sau:

"Hello all ships" hoặc CQ một lần.
"This is" hoặc DE một lần.
" radio" (tên đài duyên hải phát trafflist) hai lần.
"Listen ror my traffic list On cllannel...".
Ví dụ:
Một cuộc gọi "Traffic list" trên kênh 16 VHF như sau:
- HELLO ALL SHIPS, HELLO ALL SHIPS, HELLO ALL SHIPS,
- THIS IS
- SINGAPORE RADIO. SINGAPORE RADIO.SINGAPORE RADIO.
Listen lny Traffic list on 25 channel.
Trong trường hợp một cuộc gọi traffic list như trên mà có trả lời thì cuộc gọi có thể được nhắc lại.
Thông thường giờ, tần số phát và chế độ phát các cuộc gọi "traffic list" của các đài duyên hải đều

được đăng ký và chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải.

Các đài tàu khi hành trình trên biển phải thường xuyên canh nghe các cuộc gọi traffic list của các đài

duyên hải có liên quan về thông lin vô tuyến điện, hoặc các đài duyên hải nằm trong vùng hoạt động của
tầu. Các tàu khi nghe được tên tàu, hô hiệu hoặc số nhận dạng của tầu mình trong một cuộc gọi traffic list
như vậy phải trả lời càng sớm càng tốt.

Khi một cuộc gọi "Traffic list" không thể phát được ngay lập tức, thì dài duyên hải sẽ thông báo tới

mỗi một tầu có liên quan khi có cơ hội.

Khi đài duyên hải nhận được nhiều cuộc gọi từ các đài tầu cùng một lúc. đài duyên hải sẽ quyết định

thứ tự ưu tiên cho các đài tầu. Việc quyết định này dựa trên thứ tự ưu liên của các bức điện hoặc thứ là ưu
tiên của các cuộc gọi và dựa trên mức tín hiệu của các bức điện hoặc thứ tự ưu tiên của các cuộc gọi và dựa
trên mức tín hiệu rõ nhất mà đài duyên hải thu được từ các đài tầu.

Khi một đài gọi nhưng không có trả lời, cuộc gọi đó sẽ được phát lại 3 lần trong khoảng 2 phút, sau

đó cuộc gọi sẽ dừng, và cuộc gọi có thể được phát lại sau khoảng thời gian 3 phút. Trong trường hợp thông
tin giữa một đài di động hàng hải và một đài máy bay, thì cuộc gọi có thể được lặp lại sau một khoảng thời
gian 5 phút.

Nếu chắc chắn từng cuộc gọi không gây can nhiễu tới các cuộc thông tin khác đang được thi hành, thì

cuộc gọi sẽ được phát 3 lần trong khoảng thời gian 2 phút và có thể được nhắc lại sau một khoảng thời gian
không ít hơn 3 phút.

55

background image

Một đài tầu bằng thiết bị VHF gọi một đài duyên hải nằm trong vùng hoạt động trong lúc thiết bị

thông tin VHF của dài duyên hải đó, thì đài tầu gọi có thể nhắc lại cuộc gọi càng sớm càng tốt, khi nó chắc
chắn rằng một thông tin đã được kết thúc ở đài duyên hải.

Trước khi gọi, đài gọi sẽ phải chắc chắn rằng cuộc gọi sẽ không gây can nhiễu từ thông tin khác đang

được tiến hành và đài được gọi đang không có một thông tin nào và một đài khác.

Các đài tàu không được phép phát xạ bất kỳ một sóng mạng nào có thể gây thiếu giữa các cuộc gọi.
- Đài duyên hải, hoặc một đài di động khác có thể bằng ý nghĩa của chữ viết tắt "IR" (Tango Romeo)

để yêu cầu đài lần cung cấp của dài duyên hải hoặc dài di động do những thông lin sau:

Vị trí:
- Hướng dẫn đang hành trình, và
- Cảng tới.
Những thông tin đó phải được cung cấp bởi các đài tầu bất kỳ khi nào, những thông tin này chỉ có giá

trị pháp lý khi thuyền trảơng hoặc người có trách nhiệm trên tàu cung cấp.
4.4.5.2. Thủ tục một cuộc gọi

Một cuộc gọi bằng vô tuyến điện thoại những thông tin sau đây bắt buộc phải có trong cuộc gọi:
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng khác của đài được gọi, không quá 3 lần.
- This is hoặc DE.

một lần

Hô hiệu hoặc số nhận dạng khác của đài gọi không quá 3 lần.
Trong trường hợp gọi trên băng tần VHF lừ 156,8-174 mhz khi điều kiện thông tin tốt, thủ tục gọi

như sau:

- Hô hiệu của đài được gọi

một lần.

- This is hoặc DE một lần.
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của đài gọi hai lần.
Ví dụ:
Đài tầu gọi một đài duyên hải:
HAIPHONG RADIO HAIPHONG RADIO HAIPHONG RADIO
THIS IS,
- M/V HONGBANG M/V HONGBANG M/V HONGBANG
(hoặc hô hiệu của đài lầu 3 lần)
Khi gọi một đài VHF duyên hải khai thác trên nhiều kênh, tuột dài tàu sẽ gọi đài duyên hải có trên

kênh làm việc, mà số của kênh đó đã được chỉ ra trong cuộc gọi của dài duyên hải.

Khi dài duyên hải dượt trang bị gọi chọn số, và đài lần cũng được trang bị các thiết bị để thu các cuộc

gọi như vậy, mì các đài duyên hải sẽ gọi các đài tầu bằng việc phát các tín hiệu mã hoá thích hợp. Các dài
tầu sẽ gọi các đài duyên hải theo các thủ tục giống như đã trình bày ở trên.

4.4.5.3. Thủ tục trả lời cuộc gọi.
- Thủ tục để trả lời cuộc gọi bao gồm những thông tin sau;
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của đài gọi

không quá 3 lần.

- This is hoặc DE (nếu ngôn ngữ gặp khó khăn)

một lần.

Hô hiệu hoặc số nhận dạng của đài gọi

không quá 3 lần.

4.4.504. Thoả thuận tần số làm việc trong cuộc gọi

56

background image

Nếu các cuộc gọi và bắt liên lạc được thực hiện trên các tần số giành cho cấp cứu khẩn cấp và an toàn

hoặc các tần số (hoặc cặp tần số kênh Duplex), thì các đài giữ quyền điều khiển phiên liên lạc phải chủ
động đưa ra tần số làm việc dùng để trao đổi thông tin tiếp theo.

Khi cuộc gọi giữa đài bờ làm nghiệp vụ khai thác cảng với một đài lầu trên lần số 156,8 mh7. (kênh

16 VHF thì trong cuộc gọi đài tầu phải chỉ ra loại dịch vụ mà đài tầu có yêu cầu (như các yêu cầu về thông
báo hàng hải, chỉ dẫn docking...) Trên cơ sở đó đài bờ sẽ chỉ định kênh tần số làm việc thích hợp cho việc
trao đổi thông tin đó.

Các cuộc gọi giữa một đài tầu với một đài tàu khác trên tần số 156,8 mhz, đài tầu gọi phải chủ động

chỉ ra tẩn số (kênh) làm việc thích hợp để trao đổi thông tin giữa tầu với lầu (intership).

Nếu đài được gọi chấp nhận tần số làm việc (hoặc kênh làm việc) mà đài gọi đề nghị, thì đài dược gọi

sẽ phát:

Một tín hiệu để chỉ rằng từ thời điểm đó trở đi đài được gọi sẽ nghe đài gọi trên tần số (hoặc kênh)

làm việc mà đài gọi đã đề nghị.

- Một tín hiệu để chỉ rằng đài được gọi đã sẵn sàng nhận các thông tin từ đài gọi.
Nếu đài được gọi không không chấp nhận tần số (kênh) làm việc mà đài gọi đề nghị đài được gọi

phải đưa ra đề nghị về tần số (kênh) làm việc khác khi trả lời cuộc gọi.

Đối với các cuộc thông tin giữa một đài duyên hải và một đài tẩu, dài duyên hải sẽ quyết định tần số

(kênh) làm việc. Những tần số (kênh) làm việc mà đài tầu đưa ra trong cuộc gọi chỉ có ý nghĩa là một đề
nghị.
4.4.5.5. Báo lượng thông tin

Khi thông tin đã được thiết lập trong cuộc gọi, đài gọi sẽ phải báo lượng thông tin cần chuyển số bức

điện hoặc số cuộc gọi vô tuyến điện thoại) cho đài được gọi biết.

4.4.5.6. Những khó khăn trong cuộc gọi và trả lời cuộc gọi
Nếu đài được gọi không có khả năng chấp nhận cuộc thông tin ngay lập tức, thì đài được gọi sẽ trả

lời đài gọi theo thủ tục quy định về trả lời một cuộc gọi và kèm theo từ "Wait .... minutes" (hoặc AS, đọc là
Alffa Sierra ... minutes trong trường hợp ngôn ngữ gặp khó khăn), để chỉ ra khoảng thời gian phải chờ đợi.
Nếu khoảng thời gian chờ đợi quá 10 phút đài được gọi phải đưa ra lý do của sự chậm trễ đó.

Ví dụ:
Trên kênh 16/VHF đài Hongkong radio trả lời tầu như sau:
- Mundogas atlantic

không quá 3 lần.

- This is
- Hongkong radio

không quá 3 lần.

"Please waite 5 minutes
Over.
Khi một đài nhận được một cuộc gọi, nhưng không chắc chắn rằng cuộc gọi đó giành cho mình thì

đài đó sẽ không trả lời cuộc gọi cho đến khi cuộc gọi đó được nhắc lại và chắc chắn rằng cuộc gọi đó giành
cho mình.

Khi một đài nhận được một cuộc gọi chắc chắnm giành cho mình nhưng không rõ hô hiệu hoặc số

nhận dạng của đài gọi, thì phải trả lời cuộc gọi ngay lập tức và yêu.

Ví dụ:
- Station calling muidogas atlantic

57

background image

Please repeat your calling
Over.

4.4.6. Thủ tục một cuộc thông tin bằng vô tuyến điện thoại

Tất cả các đài làm nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải sẽ phải phát các cuộc trao đổi thông tin (các

cuộc gọi vô tuyến điện thoại hoặc các bức điện) trên một trong những tần số hoặc cặp tần số (hoặc kênh)
làm việc trong băng tần dùng cho cuộc gọi và bắt liên lạc. Những tần số hoặc cập tần số (hoặc kênh) làm
việc này được chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải.

Nghiêm cấm việc dùng các tần số được quy định cho cuộc gọi và bắt liên lạc để trao đổi thông tin, trừ

các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.

Sau khi thông tin đã được thiết lập trên tần số hoặc cặp tần số (hoặc kênh) làm việc, để phát một bức

điện hoặc một cuộc gọi vô tuyến điện thoại sẽ phải tiến hành như sau:

- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của đài được gọi
- This is (hoặc DE trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn).
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của đài gọi.
Hô hiệu hoặc số nhận dạng của đài được gọi và đài được phát một lần.

4.4.6.1. Thiết lập các cuộc gọi "Radiotelphone calls"

Khi dài tầu yêu cầu một cuộc gọi "Radiotelephone call", dài duyên hải sẽ nhanh chóng nối mạng để

thiết lập dường thông tin với mạng điện thoại trên trật liên trong khoảng thời gian đó đài tàu phải duy trì
việc trực cuối trên lần số làm việc thích hợp mà đài duyên hải đã chỉ định. Nếu việc nối mạng không thể
thực luật được ngay, thì đài duyên hải sẽ thông báo cho đài tầu việc chậm trễ đó hoặc thời gian phải chờ
đợi, sau đó đài tầu sẽ phải:

Duy trì việc trực canh trên tần số (hoặc kênh) làm việc thích hợp cho đến khi đường thông tin dược

thiết lập.

Gọi lại đài duyên hải liêu dường thông tin không dược thiết lập sau khoảng thời gian đã hẹn trước.
Khi một cuộc gọi "Radiotelcphone call" đã hoàn thành, nếu không có một cuộc gọi nào khác giữa hai

đài, các đài sẽ làm thủ tục kết thúc công việc làng trí nút (hoặc VA đọc là Victor Alfa - trong trường hợp
ngôn ngữ gặp khó khăn).
4.4.6.2. Phát một bức điện bằng vô tuyến điện thoại.

Để phát một bức điện bằng vô tuyến điện thoại, bức diện đó sẽ phải được ghi đầy đủ những nội dung

như sau:

- Bắt đầu bức diện: from ... đen của dài tầu);
- Number ... (số của bức điện).
- Nunlber of wprd ... (số từ);
- Date ... (ngày bức điện được đăng ký tại đài);
- Time ... (thời gian mà bức trích được đăng ký lại; đài theo giờ UTC).
- Service indicllors ... (loại dịch vụ nếu có):
- Address ... (địa chỉ của bức điện);
- Text ... (nội dung bức điện):
- Signature ... (chữ ký của người gửi điện).
- Radiotelegram etlds, over (kết thúc bức điện).
Như một qui tắc chung, các bức điện từ các đài tầu sẽ được đánh số hàng ngày theo thứ tự từ học diễn

đầu tiên trong mỗi ngày đối với mỗi một đài tiếng biệt.

58

background image

Ví dụ:
Tẩu Flying Dragon trên đường hành trình từ Hải phòng đi Singpore, vào lúc 0800 UTC ngày

10/02/1999, Thuyền trưởng gửi 2 bức điện: 1 gửi cho chủ tầu tại 1 phòng qua đài Haiphong Ratlio 1 gửi
của đại lý tại Sillgapore qua dài Singapore.

Radio; các bức điện sẽ lược đánh số nhà sau:
FM: Flying DRAGON/3WFL
NR01 100800 UTC CK 20/18.
TO: EASTERN DRAGON Co.
(Text.................)
MASTER.
FM: FLYING DRAGON/3WFL.
NR01 100800 UTC CK 20/18.
TO: EASTERN DRAGON Co.
(Text.................)
MASTER.
Đến 1400 UTC cùng ngày, thuyền trưởngn gửi tiếp 2 bức điện cho đại lý tại Singapore qua đài duyên

hải Singapore Radio, và một bức điện cho chủ đầu tư qua Haiphong Radio, các bức điện này sẽ được đánh
số tiếp như sau:

FM: Flying DRAGON/3WFL
NR01 100800 UTC CK 20/18.
TO: EASTERN DRAGON Co.
(Text.................)
MASTER.
FM: FLYING DRAGON/3WFL.
NR01 100800 UTC CK 20/18.
TO: EASTERN DRAGON Co.
(Text.................)
MASTER.
Mỗi một bức điện chỉ được phát một lần, tuy nhiên khi cần thiết nó có thể được nhắc lại toàn bộ hoặc

một phần của bức điện đó.

- Trong bức điện, nếu muốn phát một nhóm chữ số được viết bằng số, trước mỗi nhóm chữ số đó

phải phát từ "in figures", sau đó sẽ đọc riêng rẽ từng chữ số một trong nhóm chữ số đó. Nếu muốn phát một
nhóm chữ số được viết bằng chữ, trước nhóm chữ số đó phát từ "In letters", sau đó sẽ đọc các chữ số đó
giống như nó được viết trong bức điện.

4.4.7. Xác nhận một cuộc thông tin bằng vô tuyến điện thoại

Đối với các cuộc gọi vô tuyến điện thoại "Radiotelepphone calls" không cần phải xác nhận từ các đài

tầu hoặc đài duyên hải.

Khi phát một bức điện "radiotellegram" bằng vô tuyến điện thoại, khi nhận xong bức điện, đài nhận

phải phát xác nhận việc nhận bức điện đó. Thủ tục như sau:

- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của đài phát;
- This is (hoặc DE trong trường hợp ngôn ngữ khó khăn).
- Hô hiệu hoặc số nhận dạng của đài nhận bức điện;

59

background image

- "Your No ... recciyed, over" (với trường hợp có nhiều bức điện).
Ví dụ: Đài Haiphong Radio khi nhận xong bức điện số 2 từ tầu Flying Dragon / 3WFL sẽ làm thủ tục

xác nhận bức điện như sau:

- M/V Flying Dragon/ 3WFL
- This is
Haiphong radio/ XVG
- Your No 2 received, over.
Khi kết thúc công việc giữa hai đài, mỗi một đài sẽ phát từ "Out" hoặc "VA" (đọc là Victor Alfa).

4.4.8. Cách đọc các chữ cái và chữ số theo quy định quốc tế sử dụng trong thông tin lưu
động hàng hải

Trong những trường hợp cần thiết phải đọc hô hiệu, số nhận dạng, tên tầu hoặc ngôn ngữ gặp khó

khăn, trong thông tin vô tuyến điện thoại, quốc tế quy định cách đọc và phát âm các chữ cái và chữ số như
sau:

Bảng phát âm các chữ cái trong tiếng Anh

Tên chữ cái

Được đọc như

Cách phát âm

A

Alfa

AL FAH

B

Bravo

BRAH VOH
OR SHAR LEE

C

Charlie

D

Delta

DELL TAH

E

Echo

ECK OH

F

Foxtrot

FOKS TROT

G

Golf

GOLF

H

Hotel

HOH TELL

I

India

IN DEE AH

J

Judia

JEW LEE ETT

K

Juliett

L

Kilo

KEY LOH

M

Lima

LEE MAH

N

November

MIKE

O

Oscar

NO VEM BER

P

papa

OSS CAH

Q

Quebec

KEH BECK

R

Romeo

ROW ME OH

S

Sierra

SEE AIR RAH

T

Tango

TANG GO

U

Unifomi

YOU NEE FORM
OR OO NEE FORM

V

Victor

VIK TAH

W

Whiskey

WISS KEY

X

X-ray

ECKS RAY

Y

Yankee

YANG KEY

Z

Zulu

ZOO LOO

Bảng phát âm các chữ số trong tiếng Anh:

Tên chữ số

Được đọc như

Cách phát âm

0

Nadazero

NAH-DAH-ZAY-ROH

1

Unaone

OO-NAH-WUN

60

background image

2

Bissotwo

BEES-SOH-TOO

3

Terrathree

TAY-RAH-TREE

4

Kartefour

KAR-TAY-FP\OWER

5

Pantafive

PAN-TAH-FIVE

6

Soxisix

SOK-SEE-SIX

7

Setteseven

SAY-TAY-SEVEN

8

Oktoeight

OK-TOH-AIT

9

Novenine

NO-VAY-NINER

Decimal
point

Decmal

DAY-SEE-MAL

Full stop

Stop

STOP

4.5. PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN BẰNG NBDP
4.5.1. Tần số dùng cho cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng NBDP

Tất cả các đài tầu dùng các thiết bị NBDP sẽ phải có khả năng thu và phát trên các tần số giành cho

thông tin cấp cứu trên các băng tần số mà đài tầu đang khai thác bằng thiết bị NBDP.

Tất cả các đài tầu nếu được trang bị thiết bị NBDP có thể làm việc trên các băng tần số 415-535 khz,

1605 - 4000 khz hoặc 4000 - 27500 khz sẽ phải có khả năng thu và phát ở chế độ F1B hoặc J2B trên các tần
số giành cho thông tin cấp cứu, an toàn và các tần số làm việc thông thường trong các băng tần số kể trên.

Nghiêm cấm các thiết bị NBDP phát trên các dải tần số 490 - 510 khz và 2170 - 2194 khz, trừ các

trường hợp cấp cứu và an toàn.

Các tần số NBDP của các đài duyên hải đều được đăng ký quốc tế chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên

hải.

4.5.2. Những quy định chung áp dụng cho cuộc gọi và trả lời cuộc gọi.

Tất cả các đài dùng phương thức thông tin NBDP để gọi và trả lời cuộc gọi phải tuân thủ những quyu

định về những việc sử dụng tần số cho cuộc gọi và trả lời cuộc gọi. Những quy định này không áp dụng cho
thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.

Trước khi phát, đài duyên hải phải chú ý lắng nghe để chắc chắn rằng việc phát đó sẽ không gây can

nhiễu tới các thông tin khác đang được tiến hành trên tần số (hoặc kênh tần số) đó.

Nếu việc phát này có thể gây can nhiễu tới các cuộc thông tin khác đúng tiến hành thì phải chờ đến

khoảng thời gian gián đoạn thích hợp mới đưa phát xen vào.

Điều này không áp dụng đối với các đài khai thác theo phương thức tự động.
Đối với cuộc thông tin giữa hai đài có thể dùng chế độ phát ARQ.
Với các cuộc phát từ một đài duyên hải hoặc lừ một đài tầu tới nhiều đài khác có thể dùng chế độ

phát FEC.

Các dịch vụ của các đài mờ nghiệp vụ thông tin công cộng được chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên

hải và danh bạ các đài tầu.

4.5.3. Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng NBDP.

Khi dùng phương thức thông tin Radio telex trên bất kỳ một băng tần số nào được ấn định cho dịch

vụ thông tin lưu động hàng hải, việc gọi và bắt liên lạc cơ thể được thực hiện trên một tần số làm việc thích
hợp của các băng tần số đó.
4.5.3.1. Cuộc gọi từ tầu tới đài duyên hải.

61

background image

Khai thác viên của đài tầu có thể thiết lậu thông tin với một đài duyên hải trực tiếp bằng phương thức

radiotelex trên thiết bị NIDP hoặc bằng các phương thức thông tin khác như more, thoại, DSC... với các thủ
tục gọi và trả lời cuộc gọi thông thường phù hợp với các phương thức thông tin đó; sau đó sẽ đề nghị
chuyển về thiết bị trên các tần số làm việc thích hợp giành cho phương thức thông tin radiotelex để thực
hiện trao đổi thông tin. Khi phương thức thông tin radiotelex trên thiết bị đốt đã được thiết lập, đài tầu sẽ
phải cung cấp cho đài duyên hải số gọi chọn hoặc số nhận dạng của đài tầu của mình trước khi bắt đầu cuộc
thông tin.

Khai thác viên của đài duyên hải sau đó sẽ thiết lập phương thức thông tin NBDP với đài tầu trên tần

số toà đài duyên hải dã chấp nhận.

Trong trường hợp gọi và bắt liên lạc trực tiếp bằng thiết bị NBDP; khai thác viên của đài tầu sẽ dùng

thiết bị NBOP gọi số nhận dạng của đài duyên hải tích tần số trực canh của dài duyên hải đó. Sau đó đài
duyên hải sẽ thiết lập thông tin trên tần số phát tương ứng của đài duyên hải đó.

Ví dụ:
Một đài tầu muốn gọi đài bờ Singapore radio bằng thiết bị NBDP trên giải giải 8 mhz như sau:
- Đặt tần số thu phát của đài tầu tương ứng với cặp tẩn số trực canh TLX của đài.
Singapore radio trên giải 8 Mhz: Tx/Rx = 842t).518380.5 kllz,
Đặt kiểu làm việc của dài tầu: mode: ARQ.
Đặt số gọi chọn của đài Singapot'e cần gọi: ID: 4620
- Sau đó tiến hành cuộc gọi.

4.5.3.2. Cuộc gọi từ đài duyên hải tới đài tầu

Các phương pháp gọi và bắt liên lạc cho một cuộc thông tin bằng NBDP giữa đài duyên hải với đài

tầu cũng tương lự như giữa đài tầu với đài duyên hải cũng tương tự đã trình bày ở trên.

Đài duyên hải sẽ gọi một đài lầu trên một tần số phát được ấn định trước của đài duyên hải đó, bằng

thiết bị NBDP và số gọi chọn hoặc số nhận dạng của đài tầu.

Thiết bị thu NBDP của đài tầu sẽ điều chỉnh về tần số phát của đài duyên hải và sẽ phát hiện được

cuộc gọi từ đài duyên hải đó. Việc trả lời một cuộc gọi như vậy có thể theo các cách sau:

- Đài tàu sẽ trả lời cuộc gọi ngay lập tức trên tần số thu của đài duyên hải, hoặc khai thác viên của đài

tầu dùng thiết bị NBDP và số nhận dạng của đài duyên hải để gọi đài duyên hải đó trên tần số trực canh của
nó.

- Máy phát NBDP của đài tầu sẽ tự động trả lời trên tần số thu của đài duyên hải bằng việc phát những tín

hiệu thích hợp để chỉ thị rằng đài tầu đã sẵn sàng nhận một cuộc thông tin tự động bằng thiết bị NBDP.
4.5.3.3. Cuộc gọi giữa tàu với tàu

Thông tin giữa tầu với tầu bằng thiết bị NBDP đài tầu chủ động có thể thiết tập thông tin với đài tầu

được gọi trực tiếp bằng phương thức thông tin NBDP hoặc bằng các thiết bị thông tin khác như: morse,
thoại, DSC... với các thủ tục gọi và bắt liên lạc thông thường phù hợp với các phương thức thông tin đó;
sau đó sẽ đề nghị chuyển về thiết bị NBDP trên các tần số làm việc thích hợp giành cho phương thức thông
tin đó khi thông tin dược thiết lập, khai thác viên của đài tầu gọi sẽ phải cung cấp số gọi chọn hoặc số nhận
dạng của mình cho đài tầu được gọi trước khi bắt dầu cuộc thông tin.

Khai thác viên của đài tầu được gọi sau đó sẽ thiết lập phương thức thông tin NBDP trên tần số mà

hai đài đã thoả thuận.

4.5.4. Chuyển bức điện bằng thiết bị NBDP.

62

background image

Các đài duyên hải nếu được trang bị các thiết bị NBDP thích hợp, thì các thông tin qua dài duyên hải

đó có thể được nối với mạng TLX trên đất liền bằng hai phương pháp sau:
4.5.4.1. Phương pháp "Store and forward"

Thông tin dưới dạng một bức diện TLX từ đài gửi sẽ được lưu lại tại đài duyên hải đó (Store - and -

forward), cho tới khi dường thông tin giữa đài duyên hải với dài tầu hoặc; đài thuê bao bờ được thiết lập
(có thể tự động hoặc bằng nhân công), sau đó dài duyên hải sẽ chuyển tiếp bức diện tới dài tầu hoặc thuê
bao bờ đó.
4.5.4.2. Phương pháp "dirtlx"

Đây là phương pháp mà hầu hạ các đài duyên hải dang áp dụng, cho phép đài tầu và một đài thuê bao

cần trao đổi thông tin được nối trực tiếp (có thể tự động hoặc bảng nhân công thông qua đài duyên hải, và
như vậy quá trình trao đổi thông tin giữa đài tàu với thuê bao là quá trình trao đổi trực tiếp.

Đối với trường hợp chiều thông tin từ bờ tới tàu, thủ tục chuyển một bức điện TLX phải phù hợp với

mạng TLX thông thường trong thực tế.

Đối với trường hợp chiều thông tin từ tầu tới bờ, thủ tục chuyển bức điện TLX phải tuân thủ theo các

quy định chung quốc tế áp dụng trong thông tin lưu động hàng hải.

Ví dụ:
Thủ tục chuyển một bức điện chiều từ tầu tối thuê bao qua đài duyên hải Singapore radio / 9 VG có

số gọi chọn là 4620 bằng thiết bị NBDP bằng phương pháp tự động.

Bước 1: Đài tầu làm thủ tục bắt liên lạc với đài duyên hải Singapore radio; (có thể gọi và bắt liên lạc

bằng DSC hoặc trực tiếp trên tần số trực canh TLX của đài Singapore radio).

Bước 2: Sau khi bắt liên lạc được với đài Singapore radio, đài tàu sẽ thực hiện thủ tục chuyển điện tới

thuê bao.

- Sllip sends: "l.04620"
9VG sends: "9VG SERAOIO RS" đài 9VG tự động phát answer- back code, và sẽ phát tiếp.
"MESSAGE (S) AVAILABLE. PLEASE USE MSG+" nếu 9VG có điện TLX cho tầu; nếu không có

điện TLX cho tàu.

9VG sẽ phát "GA+?".
Ship sends: "DIRLTXXY+" nếu TLX quốc tế phải có số 0 trước country code;
9VG sends: "MOM"
"MSG+?"
Ship exchanges answerback code with called subscriber;
Ship sends message(s);(nếu có các bức điện ttếp theo).
Ship sends "KKKK", để kết thúc thông tin với thuê bao.
Bước 3: Kết thúc liên liên lạc:
- 9VG exchanges Bnswerback code with ship;
- 9VG sends: Date and time,
Ship's answerback code,
Subscriber number,
duration of' call,
"GA+?"
Tầu có thể yêu cầu đối với một thuê bao tlx khác.
(Nếu có diện) hoặc phát "BRK" để kết lhúc cuộc liên lạc.

63

background image

4.5.5. Mẫu một bức điện Radiotelegralns.

Tất cả các bức diện radiotelegram, dù gủi qua các thiết bị thông tin mặt đất hay qua INMARSAT đều

phải có 5 phần như sau:

- Chú dẫn nghiệp vụ; "
- Mào đầu;
- Địa chỉ;
- Nội dung; và
- Chữ ký.
1. Phần "PREFIX":
Dùng các chữ viết tắt (theo quy định) ở ngay phần đầu tiên của bức điện để chỉ loại của bức điện.
Ví dụ:
P: private correspondence
MSG

: Message to/from Master on ship business

OBS

: Reports to MET. Office

AMVER To AMVER Centre in New York
2. Phần mào đầu:
Phần này do khai thác viên ghi, bao gồm những thông tin sau:
- Tên và callsign của tầu.
- Số của bức điện. Số bức điện được coi độc lập theo từng ngày mỗi một trạm, bắt đầu từ 0001 UTC.
- Ngày/ giờ (UTC) đăng ký bức điện.
- Chú dẫn nghiệp vụ nếu có, như các dịch vụ đặc biệt.
Và kèm theo code của cơ quan thanh toán cước phí (AAIC) ở cuối phần này nếu cần thiết.
Cần chú ý rằng đối với các bức điện Radiotelegram gửi qua INMARSATasat cơ bản cũng giống như các

bức điện gửi qua các thiết bị thông tin mặt đất nhưng có thể dùng mã 2 số -15 để chỉ loại dịch vụ bức điện.

Ví dụ:
Một bức điện của thuyền trưởng gửi cho đại lý London như sau:
+ Prefix + Precamble.
MSG MUNDOGAS ATLANTIC/LEEN 01 231120UTC.
+ Address:
SMITH FLEELINERS.
LONDON.
Text:
DUE BERTH SOUTHAMPTCN FRIDAY.
REQ.
REQUIRE BUN
Đối với phương pháp tự động, để giảm cước phí trong thông tin, bức điện tlx trong thực tế, phần mào

đầu và phần địa chỉ được ghi ngắn gọn hơn, vì một số thông tin trong đó đã được cung cấp trong thủ tục gọi
và bắt liên lạc.

Ví dụ:
Bức điện của tàu Hongbang gửi Kline hongkong qua đài duyên hải Hongkong như sau:
NR 01 241800UTC.
To: Kline HKG.

64

background image

FM: Hongbang/3wxm.

4.5.6. Một số lệnh được dùng trong thông tin telex over radio:"

Trong thông tin telex quốc tế, thường sử dụng một số mã lệnh và mã dịch vụ trình bầy trong các bảng

4.3, 4.4 như sau:

Mã lệnh

Ý nghĩa

AMV

BRK
DATA(number)

DIRTLX(numher)
FAX(number)

FREQ

Message to be sent to AMVER (Automated Mutual Assistance VEssel
Rescue System).
Radio path to he immediately disconnected.
Message to be forwarded by the coast station, using data facilities, to the
PSTN subscriber number indicated.
Direct telex connection to the Indicated telex subscriber I number is
required.
Message to be forwarded as facsimile, via the SFN, to the subscriber
telephone number indicated.
Message contains the frequency on which the ship is keeping watch.

HELP
INF
KKKK

MAN

MED
MSG

MVLTLXxy/ xy+
MULTLXA
NAV
OBS

List of available system facilities is required immediately.
Information is immediately immediacy the coast station's database.
Network contraction should be cleared whilst maintaining the radio path,
further message/communication should [oh Io\ immediately.
Message to he stored and forwarded manna II y to a COU lit iv where an
agnatic telex connection is not available.
An urgent medical message follows.
Message help by the coast station needs (o. he sent immediately.
Direct telex connection to multiple (i.e.. at least 2) Hex subscriber number
is required.
As MULTLX, but advice of delivery also required.
Current navigational warning message required.
Meteorological message to be sent to the appropriate meteorological
organization (s).

OPR
POS

RDL
RPT(identifier)

RTL
STA

STS(selcall/ ISI)

Connect ion through a manual assess operator required.
Message contains the shivers’ position: assists axiomatic transmission and
reception of message by the coast station, e.g, of selection of optimum
traffic frequency and directional antennas.
Redial the last telex number indicated by DIRTLX.
Retransmission of an earlier number I message. sent iii I 1 mode, is
required in ARQ mode; the peci l’icniessage nlLI.s( l)c referenced using
the appropriate message identifier.
Message is to he forwardcấp cứu, khẩn cấp và an toànl; a radio telex Idler.
Ship station requires an Tmediate status report of the stoicand-foi rcl
message it erft; individual mssage may he {rcferciiccd by adding lie
apmoprIate message hciit i [icr.
Message is to sent via the coast station stote - and - forward facility to a

65

background image

specific ship identified by a SELCALL or MMSI number.

SVC

TEL (number)
TGM
TLX (number)

TLX (number).
TRF

TST

URG

VBTLX (number)

WX

Service message i nteimdcd for subsequeni manual attention.
Message to be relayed by voice from the coast station to the telephone
number indicated.
Message to be forwarded as a radio telex in.
Message is for immediatc connection lo a store-and-forward hacilily at the
coast staLion.
As TLX, but with advice of delivery to the indicated tix nwnber using
normal shore-toship procedures.
Information on current tan II applied by [he coast station is required
(automatic sivice only).
A lest message text (e.g., “the quick brown fox jumps over
lie lazy dog’’) is requited (ahiLomatic service only).
Emergency use only: the ship station needs to be connected to a manual
assistance operator urgently (an audible alarm may be activateed at the
coast station).
Message is to be indicated by the coast station to a voicebank(voice
messaging) telephot te number for subsequent retrieval by (lie addressee
and duplicated by telex to the telex subscriber number following the
command code; the telephone number of the voicebank telephone is
included in the first line of the message text of the message.
Weather infonnatioii is required immediately.

Bảng 4.3. Bảng mã lệnh sử dụng trong tlx quốc tế
Mã dịch vụ dùng trong telex quốc tế

Mã dịch vụ

Ý nghĩa

ABS
ADD
ANUL
BCT
BK
BMC
CFM
COL

CVR
DER
DF
DXM

Subscriber absenh/Equipmnent off.
Please input your international telex number.
Broadcast call
Break (I cut off).
End of message/transnhission not received; message cancelled.
Please con firm/l confion
Collate please/Icol hit (repetioii of, lot examl)le, figures, mixed figures or
sensilive/iinportailt inlorination).
Do you receive well?/ l receive well. Out of order.
You are in commumiicatioii with the cal led sit bscribei, Connection
cleared down (cut off) because paper/tape/other recorling mcdi tim
exhausted at ci thier the cal led on calling terminal.

66

background image

FMT
GA
IAB
IMA
INF

IND
ITL
JDE
LDE
MNS
MOM
MUT
NA
NC
NCH
NDN
NI
NP
NR
OCC
OK
PPR

Format error.
Go ahead.
Invalid ariswcrback received from called party
Input message ack nowledgcment.
Called subscriber temporarily unobtainable call the
information service.
Input transaction accepted for delivery.
I irarism it later.
Ufliceclosed because of holiday.
Maximum acceptable durationon length of the message has been exceeded.
Minutes.
Wait/ Waiting (a moment).
Message mutilated,
Correspondence with this subscriber is not admitted.
No circuits.
Called sub scriher number changed.
Nondehiveiy notification.
No line delivery cation available.
The called party is not, or is no longer, a suhscriber.
Indicate your call number/My call number is
Called subset iher is cngage(l (occupied)
Agiccd/ Do you agree
Paper.

R
RAP
RDI
REF

REI
RPT
RSBA
SSSS
SVP
T or 5
TAX
TEST MSG
THRU
TMA
TPR
TTX
VAL
W

Received.
I shall call you back.
Redirected call.
Reference of tile delivered telex message generated by a message
conversion facility (CF) for telex teletex interworking.
Address validation failure/non - compliant answerback received.
Repeat/ I repeat.
Retransmission being attempted.
Change of alphabet.
Please (s'il vous plait).
Stop your transmission! (Repeated utill effcctive).
What is the change?/The charge is
Please send a test message
You are in communication with a telex position
Maximum number of addresses exceeded
Teleprinter
Designation of the conversion facility (CF) for telex teletex interworking.
Validation response.
Words

67

background image

WRU
XXXX

Who is there / Who are you?
Xorror.

Bảng mã 4.4. mã các dịch vụ trong Telex quốc tế.

4.5.7. Khai thác kiểu ARQ.

Phương thức thông tin bằng thiết bị NBDP ở chế độ ARQ được áp dụng cho các cuộc thông tin giữa

một tàu với một đài duyên hải (hoặc giữa hai tầu) bằng phương pháp tự động hoặc bán tự động, mà cuộc
thông tin đó có yêu cầu trả lời. Đài tầu và đài duyên hải (hoặc đài tầu với đài tầu) được thiết lập thông tin
trực tiếp với nhau trên tần số hoặc cặp tần số thích hợp, trong đó tần số thu của đài tầu là tần số phát của đài
duyên hải, và tần số phát của đài tầu là tần số thu của duyên hải (hoặc tần số thu của đài tầu này là tần số
phát của đài tầu kia và ngược lại).

4.5.8. Khai thác kiểu FEC

Các cuộc thông tin bằng thiết bị NBDP, khai thác ở chế độ FEC (mode B) có thể được phát từ một

đài duyên hải hoặc từ một đài tàu với một hoặc nhiều đài tầu khác, trong những trường hợp sau đây.

A, Khi một đài tầu nhận, không có khả năng phát hoặc không được phép phát các tín hiệu thông tin

vô tuyến điện. Chế độ này còn gọi là chế độ selective FEC (SEL.FEC).

B, Khi cần phát một bức điện cho nhiều tầu cùng một lúc.
C, Khi bức điện không cần phải xác nhận bởi các tầu.
Trong hai trường hợp sau còn gọi là chế độ phát conlective FEC.
Khi cần thiết xác nhận bức điện được ở chế độ FEC, đài tầu có thể xác nhận bức điện đó bằng các

phương thức thông tin khác như: Morse, thoại, hoặc bằng các phương thức thông tin khác.

4.6. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỬ VÀ CÁC TÍN HIỆU THỬ
4.6.1. Quy định chung về việc phát thử và các tín hiệu thử

Một đài tàu muốn phát các tín hiệu để thử hoặc để điều chỉnh máy thu mà việc phát đó sẽ gây can

nhiễu tới các đài duyên hải lân cận, thì đài tàu cần phải được sự chấp thuận của các đài duyên hải đó trước
khi phát tín hiệu thử. Các tín hiệu thử này không được kéo dài liên tục quá 10 giây và nó phải kèm theo hô
hiệu hoặc số nhận dạng của đài phát tín hiệu thử. Trong trường hợp thử các thiết bị thông tin thoại, hô hiệu
hoặc số nhận dạng này phải nói chậm và rõ ràng.

Tất cả các tín hiệu thử phải được phát ở mức công suất nhỏ nhất, thông thường được thực hiện trên

các tần số giành cho các nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải và thông tin lưu động hàng hải vệ tinh cho
các mục đích cấp cứu và an toàn.

4.6.2. Quy định về việc kiểm tra, thử các thiết bị thông tin VTĐ trong hệ thống GMDSS.

Các thiết bị thông tin VTĐ trong hệ thống GMDSS để đảm bảo tính sẵn sàng của thiết bị, đặc biệt

trong thông tin an toàn và cứu nạn, theo quy định đều phải được kiểm tra và thử nghiệm thường xuyên hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng, như sau:

Thử hàng ngày:
Hàng ngày phải tiến hành kiểm tra, thử như sau:

68

background image

Các chức hàng chủ yếu của các thiết bị DSC phải được thử ít nhất lửa lần trong một ngày, từng việc

dùng các chức năng thích hợp của thiết bị giành riêng cho việc thử đó mà không cần phải bức xạ tín hiệu
thử ra nhiên.

- Nguồn sự cố acqui cung cấp cho các thiết bị thông tin VTĐ, nguồn ăcqui này phải luôn luôn được

nạp đầy.

- Máy in cũng phải dược kiểm tra hàng ngày để chắc chắn rằng giây in được cung cấp đầy đủ và

máy.in luôn sẵn sàng làm việc.

Thử hàng tuần
Qui định về việc thử hàng tuần như sau:
Sự hoạt động của các thiết bị DSC sẽ phải dược, thử ít nhất thột lần trong một tuần bằng một cuộc

gọi thử, khi thiết bị DSC nằm trong vùng phủ sóng của một dài duyên hải. Nếu trong khoảng thời gian quá
một tuần mà các thiết DSC nằm ngoài vùng phủ sóng của các đài duyên hải, thì đài tầu sẽ tiến hành một
cuộc gọi thử ngày ngay ở cơ hội đầu tiên khi mà đài tầu nằm trong vùng phủ sóng của một đài duyên hải
nào đó.

Các thiết bị dùng làm nguồn sự cố mà không phải là ăcqui (như motor đổi điện), các thiết bị này phải

dược lưu hàng tuần.

- Mỗi một TWO-WAY VHF sẽ phải dược thử ít nhất một lần trong một thần trên tần số khác kênh 16
Thử hàng tháng.
Qui định về việc thử hàng tháng như sau:
-Mỗi một EPIRB và satellitle EPIRB sẽ phải được thử ít nhất một lần mỗi tháng. để xác định khả

năng hoạt động của nó.

Mỗi một radar transponder (SART) sẽ phải được kiểm tra ít nhất một lần trong một tháng.
- Mỗi một TWO - WAY VHF sẽ phải được thử ít nhất một lần trong một tháng trên tần số khác với

kênh 16 VHF.

- Các ắc quy là nguồn sự cố cung cấp chọ các thiết bị VTĐ cũng như sự nối ghép giữa ắc quy với các

thiết bị đó cũng phải được kiểm tra ít nhất một lần trong một tháng.

4.7. THÔNG TIN VỆ TINH

Hệ thống thông tin vệ tinh lnlnarsat trong nghiệp vụ thông tin vệ tinh di động hàng hải nếu xét giai

đoạn thông tin tầu-vệ tinh -đài bờ (LES), hoặc ngược lại đài bờ vệ tinh tàu, chỉ có hai phương thức thông
tin chính là Telex và phương thức thông tin thoại.

Ngoài các dịch vụ thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn, hệ thống thông tin vệ tinh INMARSAT còn

cho các dich vụ thông tin thông thường chiều: tầu vệ tinh LES - thuê bao và ngược lại: Thuê bao và ngược
lại: Thuê bao - LES - vệ tinh tầu và dịch vụ thông tin giữa tầu vệ tinh - tầu.

Chiều thông tin giữa tầu với thuê bao trên đất liền đài tầu phải chỉ ra được codes quốc tế hoặc codes

thoại quốc tế của quốc gia đó và trạm LES nằmm trong vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT mà tầu đang
hoạt động.

Bảng codes telex quốc tế được trình bày trong phụ lục 3.
Bảng codes telex quốc tế được trình bày trong phụ lục 4.
Chiều thông tin giữa tầu với tầu, đài tầu chuyển điện phải chỉ ra được vùng biển mà tầu nhận được

bức điện đó đang hoạt động thông qua codes của các vệ tinh (bảng 4.5) và một trạm LES nằm trong vùng
bao phủ của vệ tinh INMARSAT mà tầu gửi điện đang hoạt động.

Vệ tinh

Telex codes

Telephone

69

background image

AOR-E

581

871

POR

582

872

IOR

583

873

AOR - W

584

874

Một điều lưu ý rằng các trạm đài tầu SES INMARSAT A/B hoặc INMARSAT - M phải luôn luôn

chắc chắn rằng chúng ta đã được đặt trong vùng bao phủ của một vệ tinh thích hợp và anten của trạm SES
luôn luôn "nhìn" vệ tinh đó. Khi tầu chuyển từ vùng bao phủ của vệ tinh này sang vùng bao phủ của vệ tinh
khác, phải tiến hành việc đặt lại anten để mức tín hiệu thu được đủ và anten luôn được điều chỉnh để "nhìn"
vệ tinh khi tầu hành trình trong vùng bao phủ của vệ tinh đó. Việc đặt lại anten khi chuyển vùng vệ tinh
được tiến hành như sau:

- Xác định vị trí tàu theo vĩ độ và kinh độ.
- Xác định hướng chạy tầu (hướng la bàn)
- Xác định các góc Azimuth và gốc Elevation của vệ tinh so với vị trí tàu (có thể dùng các bảng tra

ứng với các vệ tinh tương ứng, sẽ được hướng dẫn trong các tài liệu "hướng dẫn sử dụng" do hãng sản xuất
thiết bị cung cấp.

- Trên cơ sở các thông số đã được xác định như trên sẽ tiến hành cài đặt cho SES;
Việc xác định chính xác các góc Azimuth và góc elevation sẽ cho phép SES thu được tín hiệu từ vệ

tinh là tốt nhất.

Hầu hết các SES hiện nay đều có khả năng tự động chuyển vùng vệ tinh và tựk động điều chỉne đê

anten luôn truy theo vệ tinh khi tầu di chuyển trong vùng bao phủ của vệ tinh đó, sau khi đã cài đặt các
thông số hàng hải ban đầu (vị trí theo vĩ độ, kinh độ hướng chạy tàu) và hệ thống các thiết bị hàng hải thích
hợp được kết nối trực tiếp với thiết bị tầu cuối SES.

4.7.1. Thủ tục thông tin thoại INMARSAT

4.7.1.1. Các cuộc thông tin thoại INMARSAT

Với các thế t bị dầu cuối INM-A và INMARSAT-B có thể từ bất kỳ vùng biển, thời gian cũng như

điều kiện thời tiết nào trong vùng bao phủ của vệ linh INMARSAT, cũng có thể thực hiện được các thông
tin sau đây qua hệ thống INMARSAT:

- Thông tin thoại chiều từ tầu tới bờ.
- Thông tin thoại chiều từ tầu tới tầu.
- Truyền Facsimile chiều từ tầu tới bờ
- Truyền Facsimile chiều từ tầu tới tàu
- Truyền dữ liệu trên kênh thoại chiều tầu tới bờ.
- Truyền dữ liệu trên kênh thoại chiều tầu tới tầu.
Từ khi mạng thông tin INMARSAT là sự mở rộng của PSTN, từ các đài tầu INMARSAT - A/B có

thể nhận được các cuộc gọi thoại từ các thuê bao thoại bờ và từ các thiết vị đầu cuối INMARSAT thích hợp
khác ở khắp nơi trên thế giới.

Với các trạm SESs INMARSAT - M và INMARSAT - Mini - M (INMARSAT Mini - M hoạt động

với vệ tinh thế hệ 3 vùng phủ sóng kiểu spot - beam) có điều kiện hoạt động giống như INMARSAT - A/B
nhưng chỉ có các kiểu thông tin như sau:

- Thông tin thoại từ tầu tới bờ.
- Thông tin thoại từ tầu tới tầu

70

background image

- Truyền facsimile chiều tầu tới bờ (tốc độ thấp 2400 bits/s).
- Truyền dữ liệu trên kênh thoại từ tầu tới bờ (tốc độ thấp 2400 bits/s)
Các cuộc gọi thoại cũng có thể được nhận từ các thuê bao PSTN và các thiết bị đầu cuối thích hợp

khác từ khắp nơi trên thế giới.

Trước mỗi cuộc gọi thông tin bằng thoại qua INMARSAT, cần phải chuẩn bị trước các thông tin sau

đây:

- Số nhận dạng của tầu.
- Mã dịch vụ thoại (mã 2 số) xem bảng 4.6.
- ID của trạm LES cần chọn.
- Vùng biển/ vệ tinh mà tầu đang hoạt động.
- Số điện thoại của thuê bao cần gọi (bao gồm cả mã quốc gia và mã vùng).
- Nội dung của cuộc thông tin.
Để một cuộc gọi thoại có hiệu quả nhất, mỗi một cuộc gọi bằng thoại qua hệ thống INMARSAT, cần

phải chú ý các yếu tố say đây:

- Cuộc gọi có vào giờ cao điểm không "peak hours"? (các cuộc gọi ngoài giờ cao điểm "off - peak

hours" có thể tiết kiệm cả thời gian và cước phí xem chi tiết về cước phí của các trạm LES. Cần nhớ rằng
"off - peak hours" được tính theo giờ khu vực của trạm LES đó, có thể sẽ khác với giờ tàu.

- Cuộc gọi có quan trọng và cần thiết tiến hành cuộc gọi ngay lập tức hay không?
- Tính toán sự khác nhau về thời gian giữa giờ tầu và giờ khu vực của thuê bao để cuộc gọi có hiệu

quả và không gây chậm trễ.

4.7.1.2. Thiết lập cuộc gọi

Những chỉ dẫn được trình bày trong phần này chỉ là những hướng dẫn chung áp dụng cho tất

cả các đài tầu SES mà không hướng dẫn riêng cho bất kỳ một SES nào. Những chỉ dẫn chi tiết cho
riêng mỗi một SES được trình bày cụ thể trong các tài liệu "handbook" của các nhà sản xuất.

Có hai giai đoạn để thiết lập một cuộc gọi thoại từ thiết bị đầu cuối INMARSAT - A/B:
- Đặt một kênh thông tin từ thiết bị đầu cuối qua một vệ sinh tới một trạm LES cùng nằm

trong vùng bao phủ của vệ tinh.

- Thiết lập một kênh thông tin từ trạm LES qua PSTN quốc tế ơtí thuê bao trên tàu cũng như

trên bờ.

A/Đặt một kênh thông tin thoại.
Để đặt một kênh thông tin thoại qua một vệ tinh tới một trạm LES cùng nằm trong vùng bao

phủ của vệ tinh với tàu, thủ tục tiến hành như sau:

(1) Chọn kiểu thoại đầu cuối (tự động hoặc nhân công).
(2) Chọn mức ưu tiên:
- Mức 0 cho các cuộc gọi thông thường.
- Mức 1 cho các cuộc gọi an toàn.
- Mức 2 cho các cuộc gọi khẩn cấp.
- Mức 3 cho các cuộc gọi cấp cứu.
Chú ý rằng trong máy thường mặc định trước ưu tiên là mức 0.
(3) Chọn trạm LES mà cuộc gọi chuyển tiếp qua trạm LES đó bằng việc dùng một mã 2 số, ví

dụ 02 cho trạm Goonhilly. Trạm LES được chọn phải nằm trong cùng một vùng bao phủ của vệ
tinh với vùng biển mà tàu đang hoạt động.

71

background image

(4) Nếu thiết lập cuộc gọi facsimile hoặc truyền dữ liệu qua thiết bị cuối INMARSAT - A,

một kênh thoại thích hợp sẽ được yêu cầu.

(5) Việc khởi đầu một kênh thoại bằng việc phát REQUEST BURST theo sự hướng dẫn của

nhà sản xuất trạm đài tàu SES đó.

Sau khoảng thời gian 15 giây, kênh thoại sẽ được thiết lập và đài tầu SES sẽ hoàn thành thủ

tục "bắt tay" với trạm LES. Sau đó SES sẽ nghe được tiếng PTS tone, tiếng PTS tone chỉ thị rằng
giai đoạn thứ nhất của việc thiết lập một cuộc thông tin thoại quốc tế đã được nối với trạm LES.

Trong trường hợp sau 15 giây mà không nhận được tín hiệu PTS tone nói trên, SES sẽ tiến

hành phát lại REQUEST BURST.

B. Thiết lập kênh thông tin ngoại.
Việc thiết lập kênh thông tin từ trạm LES qua PSTN quốc tế tới thuê bao trên bờ hoặc trên

tàu, thủ tục được tiến hành như sau:

Ngay lập tức sau khi nhận được tiếng PTS tone từ trạm LES, phải đưa yêu cầu về loại dịch vụ

và số thuê bao, bằng việc ấn các số thích hợp trên bàn phím, cách làm như sau:

(1) Đưa mã dịch vụ thoại.
- Đưa 2 số mã dịch vụ thoại, thông thường dùng mã 00 cho dịch vụ thoại tự động trực tiếp.
(2) Mã quốc gia.
- Đưa mã quốc gia của thuê bao thoại cần gọi đối với trường hợp thuê bao trên đất liền;

trường hợp thuê bao là một SES khác thì phải đưa mã thoại của vệ tinh INMARSAT mà thuê bao
SES đó đang nằm trong vùng bao phủ của vệ tinh đó (xem trong bảng 4 - 5).

(3) Mã vùng.
- Mã vùng (mã của thành phố, tỉnh, bang...) trong quốc gia đó mà số thuê bao được đặt ở

vùng đó.

(4) Số thuê bao thoại.
- Đưa số telephone của thuê bao cần gọi đối với thuê bao trên đất liền; và đưa số IMN của

thuê bao tầu cần gọi với trường hợp cuộc gọi từ một SES tới một SES khác.

(5) Ký tự kết thúc của số thuê bao.
- Để kết thúc dãy số của thuê bao phải dùng ký tự kết thúc "#".
Trong khoảng 15 giây sẽ nghe được tiếng chuông của thuê bao cần gọi. Khi máy thuê bao trả

lời, đường thông tin thoại tới thuê bao đã được thiết lập, và cuộc nói chuyện bằng thoại sẽ được
tiến hành.

Chú ý rằng cước phí của cuộc thông tin thoại sẽ được tính liên tục bắt đầu từ lúc thuê bao

nhấc máy cho tới khi đài tàu SES hoặc thuê bao ngắt đường thông tin đó. Khi kết thúc cuộc gọi
phải đặt HANDSET trở lại vị trí cũ của nó.

Ví dụ 1:
Gọi từ tàu tới một thuê bao trên đất liền.
Thực hiện một cuộc gọi thoại tự động qua hệ thống INMARSAT về trụ sở của Tổ chức

INMARSAT quốc tế tại London - U.K. Có số điện thoại 44 - 1717281000, thủ tục như sau:

- Thiết lập kênh thông tin theo hướng dẫn như đã trình bày ở trên, sau khi nghe thấy tiếng

PTS tone, ngay lập tức quay (hoặc ấn) số:

00441717281000#

Trong đó:
00 = Mã dịch vụ thoại tự động quốc tế.

44 = Mã thoại quốc gia của U.K:

171 = Mã vùng của thuê bao (mã của London);

# = Ký tự kết thúc đẩy số của thuê bao.

Ví dụ 2:
Gọi từ tầu tới thuê bao tầu nằm trong vùng bao phủ của vệ tin IOR.
- Thiết lập kênh thông tin thoại theo hướng dẫn như trên, sau khi nghe thấy tiếng PTS tone,

ngay lập tức quay (hoặc ấn) số:

72

background image

008731234567#

Trong đó:
00 = Mã dịch vụ thoại tự động quốc tế.

873 = Mã dịch vụ thoại của vệ tinh IOR

1234567 = Số ID của thuê bao SES - INMARSAT - A

# = Ký tự kết thúc đẩy số của thuê bao.

Đối với các hệ thống INMARSAT - M và min - M thông thường các SES đã được kết nối sẵn

với một trạm LES nào đó (khi khởi động hệ thống đã cài đặt trước bởi khai thác viên) trên kênh
báo hiệu của LES. Do đó khi tiến hành một cuộc gọi với một thuê bao nào đó, chỉ việc quay số: mã
dịch vụ thoại - mã thoại quốc gia - mã vùng - số thoại thuê bao và ký tự kết thúc dẫy thuê bao.

4.7.2. Thủ tục thông tin telex bằng INMARSAT - A/B

4.7.2.1. Các cuộc thông tin bằng telex qua INMARSAT - A/B

Các thiết bị đầu cuối INMARSAT - A/B từ bất kỳ vùng biển nào nằm trong vùng bao phủ của

vệ tinh INMARSAT đều có thể thiết lập một cuộc gọi telex tới bất kỳ một thuê bao telex nào trong
mạng telex quốc tế. Hầu hết các trạm LES, cũng giống như thoại, thường sử dụng mã dịch vụ 2 số
trong thông tin telex (bảng 4 - 7).

Mã 2 số

ý nghĩa

Cách sử dụng

00

Automatic

Dùng để thiết lập các cuộc gọi telex tự động bằng mã
telex quốc tế của quốc gia có thuê bao cần gọi.

11

International operator

Dùng để yêu cầu một khai thác viên quốc tế

12

International
information

Yêu cầu cung cấp những thông tin về các quốc gia
khác (khác với quốc gia đặt trạm LES đó). Dùng để
yêu cầu một khai thác viên quốc gia.

13

National operator

Yêu cầu cung cấp những thông tin về quốc gia đặt
trạm LES đó.

14
15

National information
Radiotelegram service

Mã này dùng để nối người gọi tới một dịch vụ
radiotelegram để phát các bức điện qua telex.
Đăng ký trước các cuộc đàm thoại qua telex.

17

Telephone

call

booking

Dùng để yêu cầu kiểu store - and - forward cho các
cuộc gọi quốc tế.

21

Store and forward
(international)

Dùng để yêu cầu kiểu store - and - forward cho các
cuộc gọi quốc gia.

22

23

Store and forward
(national)
Abbreviated dialling

Có thể được dùng bởi một vài trạm LES để cho phép
người sử dụng lưu giữ và quay các số tắt của các thuê
bao.

24

Telex letter service

Dùng để phát trực tiếp một bức điện từ một SES tới
LES và được chuyển tới địa chỉ người nhận bằng máy
bay hoặc bằng phương tiện thích hợp khác.
Những yêu cầu đặc biệt trong hàng hải.

73

background image

31

Maritime enquiries

Yêu cầu chỉ dẫn về y tế.

32

Medical advice

Yêu cầu trợ giúp về kỹ thuật. Hầu hết các trạm LES
đều có kỹ thuật viên có khả năng trợ giúp các trạm
SES khi cần thiết.

33

Technical assistance

Sử dụng mã này khi dùng thẻ gọi telex ghi nợ

36

Credit card call

Kết thúc cuộc gọi, và sẽ thông báo ngày giờ cuộc gọi
và khoảng thời gian tính cước.

3

Time and duration at
end of cal

Sử dụng khi muốn yêu cầu trợ giúp về y

38

Medical assistance

Được dùng khi muốn yêu cầu trợ gipú hàng hải.

CHƯƠNG 5:

CƯỚC PHÍ TRONG NGHIỆP VỤ

THÔNG TIN LUÚ ĐỘNG HÀNG HẢI

5 – 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Tổ chức hành chính của quốc gia mà đã cấp giấy phép đài tầu (các đài di động hàng hải) sẽ là cơ quan

thanh toán cước phí thông tin lưu động hàng hải của các đài tầu.

Cước phí trong nghiệp vụ thông lin lưu động hàng hải của một đài tầu chiều từ lầu tới bờ sẽ được

thanh toán qua một cơ quan thanh toán cước phí quốc tế - ACCOUNTING AUTHORITY IDETIFICANON
CODE - viết tắt là AAIC, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cước phí thông tin của các đài tầu (đã
được đăng ký) với các đài duyên hải và các đài bờ mặt đất.

Cước phí trong thông tin vô tuyến điện hàng hải nói chung do các đài duyên hải và đài bờ mặt đất ấn

định và sẽ được đăng ký quốc tế và được chỉ ra trong "danh bạ các đài bờ".

5 - 2 THÀNH PHẦN CƯỚC PHÍ CỦA MỘT BỨC ĐIỆN

Cước phí của một cuộc thông tin hoặc một bức điện nói chung bao gồm
Cước bưu điện-landline charge;
-Cước đài bờ-land station charge;
Cước cho các dịch vụ đặc biệt; và
-Cước đặc biệt khi dùng các phương tiện đặc biệt trong cuộc thông tin.

74

background image

Cước bưu điện-landline charge được áp dụng cho những kênh thông tin trong mạng bưu chính viễn

thông quốc gia hoặc quốc tế và được áp dụng cho các cuộc thông tin vô tuyến điện giữa một đài di động
với một thuê bao của cùng một quốc gia có đài bờ mà đài di động đã tiến hành cuộc gọi - đó là cước bưu
điện quốc gia; hoặc giữa một đài di động với một thuê tại một quốc gia khác với quốc gia có đài duyên hải
(hoặc đài bơ) mà đại di động đã tiến hành cuộc gọi - đó là cước bưu điện quốc tế.

Các bức điện hoặc các cuộc gọi khi áp dụng cước bưu điện quốc tế sẽ có các trường hợp sau:
-Cước đã được ấn định trước hoặc cước áp dụng cho các dịch vụ thông tin viễn thông quốc tế, hoặc
Cước bao gồm được kết hợp cả cước bưu điện và cước đài bờ, mức cước này được được ấn định

trước bởi cơ quan quản lý hành chính của đài bờ đó

Cước đài bờ-land Station charge được áp dụng và tính cho tất cả các bức điện và các cuộc gọi, mức

cước này do các cơ quan quản lý hànhchính của các đài bờ đó ấn định.

Cước cho các dịch vụ đặc biệt được áp dụng cho các bức điện hoặc các cuộc gọi có dịch vụ đặc biệt

có thể được cộng thêm cước, tăng cước giảm cước hoặc miễn cước. Vi dụ như các cuộc gọi, các bức điện
của hành khách trên tầu khách được cộng thêm phần cước đài tầu (cước đài tầu do chủ tầu qui định); các
bức điện chỉ dẫn y-tế được miễn cước...

Với các bức điện telegram ngoài các loại cước phí kể trên còn có thể phụ thu thêm một khoản cước

đặc biệt nếu việc chuyển bức điện đó trên đất liền phải áp 'dụng những phương tiện đặc biệt mà không
được chấp nhận bằng telegram.

5 - 3 CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN CƯỚC VÀ GIẢM CƯỚC
5-3-1 Các trường hợp miễn cước.

Trong nghiệp vụ thông tin di động hàng hải, các trường hợp sau đây sẽ được miễn cước đối với các

đài thông tin di động hàng hải:

- Các bức điện cấp cứu hoặc trả lời cấp cứu;
- Các bức điện từ các đài đi động để loan báo các vấn đề liên quan đến an toàn hàng lại từ các đài di

động để loan báo những hiện tượng hàng hải kỳ lạ, bất thường ...

Các đài di động để thông báo những sự thay đổi vị trí bất thường của các hao tiêu, sự làm việc khác

thường của các đèn hải riêng. điện nghiệp vụ khác liên quan đến nghiệp vụ thông tin an toàn hàng hải điện
an toàn hàng hải arety nét từ các đài duyên hải hoặc các đài vệ tinh mặt đất.

Các bức điện liên quan đến những chỉ dẫn y-tế cũng được miễn cước với điều kiện . tên đó được trao

đổi trực tiếp giữa các đài di động và đào bờ làm nghiệp vụ chỉ dẫn y-tế, mà các đài bờ đó đã được chỉ rõ
trong danh bạ các đài làm nghiệp vụ đặc biệt để cung cấp những dịch vụ chỉ dẫn y-tế.

Các bức điện đó phải có địa chỉ phù hợp với những điều kiện được chỉ ra trong danh bạ các đài làm

nghiệp vụ đặc biệt.

5-3-2 Các trường hợp giảm cước.

Trong nghiệp vụ thông tin di động hàng hải , những trường hợp sau đây sẽ được giảm 50% cước đài

duyên hải:

-Các bức điện thông báo liên quan đến việc quan sát khí tượng OBS.

75

background image

- Điện báo báo chí hàng hải.
Các bức điện liên quan đến việc bảo vệ con người trong thời gian và ở những nơi đang có chiến

tranh , theo hiệp ước quốc tế ngày 12/8/1949, sẽ

được giả m cước .
Các bức điện hoặc các cuộc gọi trên đây được miễn cước hoặc giảm cước đối với các đài di động khi

thanh toán với các đài bờ hoặc các đài bờ vệ tinh mặt đất. Cước phí của các loại dịch vụ này sẽ do các cơ
quan hành chính viễn thông quốc gia trả cho các đài bờ hoặc các đài bờ vệ tinh mặt đất

5 - 4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH CƯỚC

Trong nghiệp vụ thông tin di động hàng hải có nhiều phương pháp tính cước khác nhau, các loại dịch

vụ khác nhau hoặc các phương thức thông tin khác nhau thì các phương pháp tính cước cũng sẽ khác nhau.

Các đài di động nhất thiết phải hiểu biết và nắm vững về các phương pháp tính cước và bảng giá tính

cước. Khi cần thiết, các đài di động có thể hỏi các đài bờ những thông tin.về cước phí. Các đài bờ có thể
tính toán và cung cấp cước phí của một cuộc thông tin cho một đài di động đối với các cuộc thông tin giữa
đài tầu và đài bờ.

5-4-1 Các cuộc thông tin giữa hai đài di động.

Các cuộc thông tin trực tiếp giữa hai đài di động với nhau trong nghiệp vụ thông tin đi động hàng hải

sẽ không phải tính cước.

Các cuộc thông tin mà đài duyên hải hoặc đài bờ mặt đất làm trạm chuyển tiếp giữa hai đài di động

thì sẽ thu 2 lần cước đài bờ. Nếu cước đài bờ áp dụng cho cuộc thông tin với một đài di động chủ động gọi
là khác với một đài di động bị gọi thì đài bờ sẽ thu tổng của hai cước đó.

Với các cuộc thông tin cần thiết phải dùng hai đài bờ để chuyển tiếp giữa hai đài di động, thì mỗi một

đài bờ sẽ thu bao gồm "cước đài bờ" của đài bờ đó và một phần cước bưu điện giữa hai đài bờ phần cước
bưu điện này sẽ do hai đài bờ thoả thuận).

5-4-2 Cước cho các bức điện Radiotelegram.

Trong hệ thống thông tin OMDSS các bức điện Radiotelegram được xem là các bức tuệ ' được

chuyển bằng thoại.

Cước đài bờ và cước đài di động nếu có) của bức điện Radiotelegram được tính dựa trên số từ tính

cước của bức điện đó. Cước phí của bức điện Rađiotelegt'am được tính từ phần địa chỉ đến phần chữ ký; từ
tính cước trong bức điện là những chữ, những số đứng riêng lẻ một mình, những nhóm chữ, nhóm số, nhóm
hỗn hợp chữ, số và dấu là mười hoặc phần lẻ của mười ký tự đều được tính làm một chữ tính cước.

Ví dụ:
TO VOSCO
M/V FORTUNE FREIGHTER ETA/P/S 1 52300LT STOP
FO/230MTIDO/50MT PLS/ARR . BERTIIINGIASAP
BIRGDIMASTER
Những nhóm ký tự gạch chân trong bức điện trên được tính thành 2 chữ tính cước, như vậy phần mào

đầu bức điện trên sẽ được ghi là :

FM .......
MSG NR.... ...........(DATE/TIME) CK15/12
Tức bức điện trên có 1 5 chữ t inh cước và 12 chữ thực tế.
Tổng các thành phần cước phí của một bức điện Radiotelegram sẽ được thu từ người gửi điện, trừ trường

hợp có những thoả thuận riêng nào khác hông được tính thêm một khoản' phụ thu nào vào các thành phần cước

76

background image

phí của bức điện trong trường hợp việc xác nhận việc nhận bức điện đó được thực hiện qua một đài di động
khác hoặc một đài bờ hoặc sự trợ giúp của một đài di động trung gian để chuyển bức điện đó.

Thư vô tuyến điện hàng hải "Radiomaritime letter", được chấp nhận trong nghiệp vụ lưu động hàng

hải, cước phí của các bức điện đó bao gồm cước đài bờ và cước cho dịch vụ bưu điện . Cước dịch vụ bưu
điện có thể được cộng thêm một phần cước phụ thu, nếu bức điện có địa chỉ ở một quốc gia khác với quốc
gia của đài bờ.

Ngoài ra những cước sau đây có thể được phụ thu nếu bức điện có áp dụng những nghiệp vụ tương

ứng:

- Cước cho các nghiệp vụ đặc biệt.
-Cước bưu điện-Landline charge khi bức điện được phát bằng telegraph trên một phần đất liền (tức

bức điện được chuyển tới địa chỉ vừa bằng điện tín vừa bằng dịch vụ của bưu tá ở bưu điện).

5-4-3 Cước phí cho các cuộc gọi Radiotelephone và Radiotelex.

Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải, thông thường cước phí đài bờ của các cuộc gọi

radiotelephone và Radiotelex trên các giải sóng khác nhau là khác nhau (MF, HF, VHF) và cước phí của
các cuộc gọi bằng hệ thống thông tin mặt đất với hệ thống thông tin vệ tinh cũng khác nhai ác trường hợp
khai thác tự động, phương pháp tính cước theo thời gian, được tính bằng "phút" hoặc "giây"; Đơn vị tính
cước theo ký tự, hoặc bít (với Radiotelex) được dùng với các dịch vụ quốc gia. Phí cho cho các cuộc gọi
Radiotelephone và Radiotelex

Nói chung thông thường được tính là một phút. Trong trường hợp khai thác tự động đối với

Radiotclcx kiêu "stot'c-and-forward", đơn vị cước phí sẽ được tính bằng ký tư', "bít" hoặc "kilobít" thông
thường 32 ký tự và phần lẻ của 32 ký tự hoặc 256 bít và phần lẻ của 256 bít hoặc 1 kbit hoặc phần lẻ của 1 /
4 kbit được tính làm một đơn vị tính cước.

Trong trường hợp khai thác tự động đối với Radiotelex nối trực tiếp với thuê bao trên đất liền Có

chiếm kênh thông tin của bưu điện quốc gia hoặc quốc tế, đơn vị lính cước sẽ là thời gian chiếm kênh thông
tin bưu điện quốc gia hoặc quốc tế và được tính bằng "giây", thông thường 6 giây

và phần lẻ của () giây được tính làm một đơn vị tính cước. Các trường hợp khai thác bằng nhân công

hoặc bán tự động không chiếm kênh thông tin của bưu điện quốc gia hoặc quốc tế, đơn vị cước phí thường
được tính là thời gian và bằng "phút" , cước phí ít nhất cho một cuộc gọi như vậy được qui định là 3 đơn
vị tính cước.

Cước phí của một cuộc gọi thông thường được tính cho người gọi.
Đối với các cuộc gọi mà người được gọi phải trả cước (có thoả thuận trước hoặc người được (vì

chấp nhậm thì cước phí của cuộc gọi sẽ được tính cho người dược gọi. Với các cuộc gọi như vậy, người
được gọi phải chấp nhận trách nhiệm với việc thanh toán cước phí.

Khi việc liên lạc được điều khiển qua một đài bờ, cước phí của cuộc gọi sẽ do đài bờ ấn định vào lúc

kết thúc cuộc gọi. Nếu có hai đài bờ tham gia vào việc điều khiển cuộc gọi thì ý kiến của đài bờ mà đã chấp
nhận cuộc gọi từ đài di động chủ động gọi sẽ là quyết định. Sự quyết định đó của đài bờ sẽ có giá trị thanh
toán quốc tế.

Các loại các đặc biệt:
Cước phí của các cuộc gọi radtotelephone của cá nhân từ một đài di động tới bờ cũng như các cuộc

gọi dùng thể tín dụng hoặc cước phí cuộc gọi được trả từ người được gọi là những cước đặc biệt. Cước đặc
biệt sẽ được áp dụng cho các cuộc gọi thông thường hoặc bán tự động.

77

background image

Không áp dụng cước đặc biệt cho các cuộc gọi cá nhân bằng radiotelephone tới các đài di động được

điều khiển bởi các dịch vụ thông thường trong dịch vụ di động hàng hải, và dịch vụ di động hàng hải vệ
tinh.Cước phí của các cuộc gọi đặc biệt sẽ được tính đối với cuộc gọi quốc tế, được áp dụng:

Chỉ với cước bưu điện landline charge, hoặc tất cả các thành phần cước phí của cuộc gọi . . ' Khi một

cuộc gọi được đặt trước, mà cuộc gọi đó chắc chắn sẽ được thanh toán của một cước' đặc' biệt (ví dụ, cuộc
gọi được thanh toán bởi người được gọi) được kết hợp bởi một cuộc gọi cá nhân được đặt trước, thì sẽ chỉ
tính một loại cước đặc biệt với cuộc gọi đó.

5-4-4 Cước phí của bức điện Radiotelexogram.

Một bức điện báo Rađiotelexogram là một bức điện đã được phát bằng telex hoặc bằng telefax trực

tiếp từ một thuê bao gốc tới một đài bờ nước ngoài để chuyển đến một đài tầu, hoặc một bức điện đã được
phát từ một đài lưu động đến một đài bờ đê chuyển thẳng tới một thuê bao telex hoặc một thuê bao telelàx.

Cước phí và các thủ tục thanh toán cước phí phải phụ thuộc thoả ước giữa các đại lý khai thác 'có liên

quan. Nếu như thoả ước đó không còn hiệu lực, đài bờ sẽ từ chối không chấp nhận điện báo
radiotelexogram chiều từ bờ đến tầu. Ngược lại các đài bờ có thể tiếp nhận các bức điện báo trên từ các
thuê hao gốc nước ngoài chuyển đến. Thuê bao gọi sẽ cung cấp tên và địa chỉ của một cơ quan chịu trách
nhiệm thanh toán cước phí của bức điện.

Cước đài bờ của' bức điện radiotelexogram có thể được áp dụng giống như bức điện radiotelex, trừ

trường hợp đối với những cước có liên quan đến các nghiệp vụ đặc biệt, hoặc có thê được ấn định trong các
mục của cước phí dựa trên số chữ tính cước của bức điện.

Tổng các thành phần cước phí của bức điện radiotelexogram sẽ được thanh toán bởi người gửi bức

điện. trừ trường hợp có các điều khoản thoả thuận riêng khác.

5-4-5 Cước phí trong các địch vụ thông tin vệ tinh INMARSAT.

Thành phần cước phí, nguyên tắc tính' cước của các cuộc gọi hoặc các bức điện trong các dịch vụ

thông tin vệ tổ INMARSAT về cơ bản cũng giống như cách tính cước của các cuộc gọi hặc các bức điện
trong các dịch vụ thông tin hàng hải bằng các giải sóng VTĐ mặt đất. Thành phần cước phí của một cuộc
gọi cũng bao gồm cước đài bờ mặt đất (bao gồm cả cước không gian), cước bưu điện, cước đài tầu (áp
dụng cho hành khách) và cước đặc biệt (nếu có). Các phương pháp tính cước cũng tuỳ theo các phương
thức thông tin và các hệ thống INMARSAT khác nhau mà có các phương pháp tính cước bằng thời gian,
bằng ký tự, bằng bít hoặc bằng kbít, 1kbít đối với hệ thống INMARSAT C 'với kiểu thông tin "Store-and-
forward" phương pháp tính cước bằng kbit, 1 kbit hoặc phần lẻ của mỗi 1/4 kbit được tính tâm mộ( đơn vị
tính cước. Để cước phí của một bức điện là rẻ nhất, khi soạn thảo bức điện cần chú ý một số điểm sau đây:

Một số trạm đài tầu SES và trạm đài bờ LES hiện nay cho phép sử đụng các mã 5 bít, 7 bít hoặc 8 bít

tuỳ theo mạng NETWORK mà đài tầu chọn để nối với thuê bao.

Khi soạn thảo bức điện để phát ngoài việc chọn trạm LES, cần chọn mạng NETWORK thích hợp để

nối với thuê bao và đọc kỹ chỉ dẫn của hãng sản xuất thiết bị để chọn các mã 5 bít, 7 bít hoặc 8 bít thích
hợp sao cho bức điện có số lượng bít' là ít nhất và do đó bức điện sẽ là rẻ nhất.

5 - 5 THANH TOÁN CƯỚC PHÍ
5-5-1 Đơn vị tiền tệ thanh toán cước phí.

Để thống nhất ' và thuận tiện cho việc thanh toán cước phí quốc tế trong nghiệp vụ thông tin di động

hàng hải, tổ chức liên minh viễn thông quốc tế ITU đã thống nhất và qui định lấy đồng Francs vàng-golf-
francs hoặc SDR- Special Drawing Rights. là đơn vị tiền tệ của tổ chức liên minh tiền tệ thế giới IMF làm
đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn để thanh toán cước phí trong thông tin vô tuyến điện hàng hải.

78

background image

Việc qui đổi các đơn vị tiền tệ này sang các đơn vị tiền tệ khác (đồng US$ đồng Yên Nhập phải căn

cứ vào tỉ giá hối đoái hàng tháng do tổ chức IMF thường xuyên cung cấp.

5 - 2 - 2 Cơ quan thanh toán cước phí.

Thông thường cơ quan chịu trách nhiệm thanh toán cước phí thông tin lưu động hàng hải là những cơ

quan, tổ chức chính quyền của quốc gia đã cấp giấy phép vô tuyến điện cho các đài làm nghiệp vụ lao động
hàng hải đó.

Mỗi cơ quan thanh toán cước phí được ấn định một "code" - Accounting Authority Identification

Code (AAIC), bao gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất là 2 chữ cái để chỉ quốc gia của cơ quan thanh toán cước phí.
- Phần thứ 2 là những con số, để chỉ thuộc tính của cơ quan thanh toán cước phí.
Ví dụ:
Các tàu biền Việt Nam có cơ quan thanh toán cước Phí "Tổng cục bưu điện, số 18 Nguyễn Du Hà

Nội".

5 - 5 - 3 Thanh toán cước phí

Những cước phí thông tin mới được công bố hoặc những sự thay đổi về cước phí thông tin của một

quốc gia nào đó sẽ ảnh hưởng đối với cước phí thông tin với các quốc gia khác mà đã được thiết lập trước
đó cho tới ngày đầu tiên của tháng tiếp sau tháng mà đã công bố sự thay đổi hoặc bổ sung mới về cước. Các
cơ quan hành chính cung cấp những thông tin về cước để công bố trong các bản tin sẽ phải chỉ ra thời hạn
cuối cùng áp dụng những sự thay đổi bổ sung này. Những bản tin này sẽ được thông báo cho Tổng thư ký
ITU.

Thời hạn thanh toán cước phí thông tin lưu động hàng hải được ITU quy định như sau:
- Đối với những cước phí thông tin chiều dài di động tới các đài bờ là 1 tháng 15 ngày.
Quá thời hạn thanh toán trên các đài duyên hải hoặc các đài bờ làm nghiệp vụ lưu động hàng hải có

thể ngừng cung cấp các dịch vụ thông tin lưu động hàng hải (trừ các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp hoặc an
toàn).

Cước phí và thủ tục thanh toán cước phí chiều từ bờ tới tầu có thể phụ thuộc vào các thoả thuận giữa

các đại lý khai thác có liên quan với các đài bờ làm nghiệp vụ lưu động hàng hải. Nếu những thoả thuận
này không còn hiệu lực, đài bờ sẽ từ chối cung cấp các dịch vụ chiều từ bờ tới tầu.

79


Document Outline


Wyszukiwarka

Podobne podstrony:
Bài Giảng Thiết Bị Đầu Cuối Vi Thị Ngọc Mĩ, 32 Trang
Slide Tổng Quan Bất Động Sản & Thị Trường Bất Động Sản Nguyễn Tấn Bình
ĐHBK Tài Liệu Hướng Dẫn Thiết Kế Thiết Bị Điện Tử Công Suất Trần Văn Thịnh, 122 Trang
LVDA Các Phương Pháp Bão Mật Thông Tin (NXB Hà Nội 1999) Đăng Văn Hạnh, 74 Trang
ĐHHH Bài Giảng Hệ Điều Hành Mã Nguồn Mở (NXB Hải Phòng 2010) Ngô Quốc Vinh, 93 Trang
Giáo Trình Đào Tạo Bồi Dưỡng Tư Vấn Giám Sát Khảo Sát Phạm Sanh, 20 Trang
Giám Sát Thi Công Và Nghiệm Thu Lắp Đặt Thiết Bị Trong Công Trình Dân Dụng (NXB Hà Nội 2002) Lê Kiề
ĐHSP Giáo Trình Trí Tuệ Nhân Tạo (NXB Hà Nội 2011) Phạm Thọ Hoàn, 58 Trang
Công Nghệ Điện Thoại IP Thái Quang Tùng, 112 Trang
Quy Phạm Trang Bị Điện 4 Bảo Vệ Và Tự Động
C Cơ Bản Và Nâng Cao Updatesofts, 79 Trang
Nghiên cứu sự làm việc đồng thời móng băng, bè cọc và nền đất Ks Phan Huy Đông
Suy Nghĩ, Nhận Thức Và Công Việc (Hội Ký Xây Dựng) Nguyễn Đình Cống, 160 Trang
ĐHHH Bài Giảng Hệ Thống Thông Tin Vệ Tin Ths Nguyễn Ngọc Sơn, 43 Trang
ĐHCT Đề Cương Thực Hành Mạng Máy Tính (NXB Cần Thơ 2004) Ngô Bá Hùng, 26 Trang
ĐHCN Giáo Trình Thực Hành Điện Cơ Bản Nhiều Tác Giả, 33 Trang
Giáo Trình Khai Thác, Kiểm Định, Sửa Chữa, Tăng Cường Cầu Gs Ts Nguyễn Viết Trung, 72 Trang
ĐHCN Giáo trình thực hành cung cấp điện Trần Thanh Ngọc, 53 Trang

więcej podobnych podstron