CƠ HỌC ĐẤT
THÍ NGHIỆM CHẢY DẺO - TCVN 4197
Determination of plastic limit and
liquid limit
30/10/2009
OR ATTERBERG LIMIT
NỘI DUNG
LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN KẾT QUẢ THÍ
NGHIỆM
PHÂN LOẠI ĐẤT THEO
TCVN
LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
Sự có mặt của nước trong lỗ rỗng có thể làm thay
đổi một cách đáng kể hành vi của đất. Vì thế, người
ta không chỉ cần biết độ ẩm của mẫu đất mà còn cần
phải định vị độ ẩm trên thang độ ẩm.
Các giới hạn Atterberg là một chỉ tiêu quan trọng
trong địa kỹ thuật cho phép thực hiện mục đích trên.
Khi ta so sánh độ ẩm của một mẫu đất với giới hạn
Atterberg ta sẽ có những dấu hiệu chỉ định về hành
vi của đất.
Các giới hạn Atterberg là những độ ẩm tới hạn dùng
để xác định một số hành vi tới hạn tức là ứng với độ
ẩm đó, hành vi của đất sẽ thay đổi.
LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
Giới hạn dẻo W
d
:
Giới hạn dẻo tương ứng với
độ ẩm đủ để cho các hạt có
thể dịch chuyển tương đối
với nhau nhưng độ ẩm này
vẫn còn quá thấp để làm
cho các hạt rời xa nhau
nhằm giảm mạnh lực liên
kết giữa các hạt.
Giới hạn chảy W
ch
:
Giới hạn chảy tương ứng với
độ ẩm đủ để cho phép tăng
khoảng cách giữa các hạt
nhằm triệt tiêu hoàn toàn
lực liên kết giữa các hạt. Do
đó, chúng có thể di chuyển
một cách tự do.
LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
Khi độ ẩm tăng, vật liệu sẽ chuyển từ trạng
thái cứng đến dẻo và sau đó là chảy.
Biểu đồ - cho thấy:
nếu B < 0: đất có hành vi tương tự vật liệu giòn;
nếu 0 < B < 1: đất có hành vi tương tự vật liệu
dẻo;
và nếu B > 1: đất sẽ có hành vi như một chất lỏng
nhớt (khi không có lực tác dụng, đất còn thể hiện
một độ bền ít nhiều nhưng khi có lực tác dụng vào
thì cấu trúc của đất bị phá hủy và đất chảy như
một chất lỏng nhớt).
LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Xác định giới hạn chảy, cần dùng các
dụng cụ chủ yếu sau đây (hình ):
1. Quả dọi thăng bằng mà bộ phận chủ yếu
của nó là một khối hình nón nhẵn bằng
thép không rỉ, có góc đỉnh 30
0
và cao
25mm. Trên quả dọi, theo chiều cao của
hình nón, cách đỉnh l0mm có khắc một
ngấn tròn.
2. Bộ phận thăng bằng gồm hai quả cầu
bằng kim loại gắn vào hai đầu một
thanh thép nhỏ uốn thành hình nửa
vòng tròn, đường kính 85mm, lồng qua
và gắn chặt với đáy quả dọi. Để tiện sử
dụng và đặt thẳng đứng khi thí nghiệm,
ở đáy quả dọi có một núm tay cầm.
Khối lượng của dụng cụ là 76g;
3. Khuôn hình trụ bằng kim loại không rỉ
có đường kính lớn hơn 40mm và
chiều cao lớn hơn 20mm để thăng
bằng; đựng mẫu đất thí nghiệm;
4. Đế gỗ hoặc inox để đặt khuôn đựng mẫu
thí nghiệm.
THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Để xác định giởi
hạn dẻo, cần dùng
các tấm kính nhám
có kích thước
khoảng 40 x 60cm
(hoặc vật có khả
năng thấm, hút
nước).
Thanh chuẩn kim loại
có kích thước: dài
10mm, đường kính
3mm.
THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
- Lấy 300g đất được hong khô trong điều kiện tự
nhiên, loại bỏ vật lớn, dùng chày và cối để nghiền nhỏ;
- Cho đất nghiền qua rây 1mm và loại bỏ phần trên
rây;
- Cho đất lọt qua rây vào chén, rót nước cất vào và
dùng dao trộn đều đến trạng thái nhão, đặt mẫu thí
nghiệm vào bình thuỷ tinh, đậy kín trong khoảng thời
gian không ít hơn 2 giờ trước khi đem thí nghiệm.
- Nếu là đất ẩm ướt tự nhiên, lấy khoảng 150cm
3
cho
vào chén, nhào kỹ. Sau đó đặt mẫu vào bình thuỷ tinh
đậy kín, sau ít nhất 02 giờ mới làm thí nghiệm.
TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm
Xác định giới hạn dẻo Wd
- Dùng dao trộn mẫu đất với nước cất, trộn sao cho mẫu
đất có thể lăn được;
- Lấy mẫu đất, lấy mặt phẳng của lòng bàn tay hoặc các
ngón tay để se đất trên tấm kính nhám phẳng đến khi
thành que tròn đường kính 3mm;
- Với đường kính đó mà que vẫn không bị đứt, thì tiếp tục
lăn đến khi que đạt đường kính 3mm và đứt thành đoạn
dài từ 3 - 10mm thì đạt (độ ẩm đất đạt tới giới hạn dẻo);
- Nhặt các đoạn đứt bỏ vào hộp nhôm để xác định độ ẩm
(khối lượng đất > 10g);
- Cần tiến hành không ít hơn hai lần thí nghiệm song song
để lấy giá trị trung bình làm kết quả thí nghiệm;
- Sai lệch kết quả không được lớn hơn 2%.
TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm
Xác định giới hạn chảy (W
ch
) bằng phương pháp Vaxiliev
- Lấy đất sau khi trộn kỹ với nước cất cho vào khuôn trụ, cho
thành từng lớp và gõ nhẹ khuôn lên mặt đàn hồi;
- Dùng dao gạt bằng mẫu đất với mép khuôn;
- Đặt khuôn lên giá gỗ và đưa quả dọi thăng bằng lên mặt mẫu
đất đựng trong khuôn, thả nhẹ nhàng để nó tự lún vào trong đất;
- Sau 10 giây mà hình nón lún vào đất chưa được 10mm, thì độ
ẩm của đất chưa đạt tới giới hạn chảy;
- Lấy mẫu đất ra, cho thêm ít nước và nhào trộn, sau đó tiếp tục
thí nghiệm (lập lại các bước trên). Cho đến khi độ lún của hình
nón sau 10 giây đạt đúng 10mm, thì độ ẩm mẫu đất đạt tới giới
hạn chảy;
- Dùng dao lấy > 10g đất để xác định độ ẩm mẫu đất;
- Cần tiến hành không ít hơn hai lần thí nghiệm song song để lấy
giá trị trung bình làm kết quả thí nghiệm;
- Sai lệch kết quả không được lớn hơn 2%.
TÍNH TOÁN KẾT QUẢ
Sau khi xác định được giới hạn dẻo
W
d
và chảy W
ch
ta xác định được chỉ
số dẻo (I
d
) và độ sệt (B) theo công
thức:
d
ch
d
W
W
I
d
ch
d
W
W
W
W
B
PHÂN LOẠI ĐẤT THEO
TCVN
PHÂN LOẠI ĐẤT THEO
TCVN
PHÂN LOẠI ĐẤT THEO
TCVN